Xét nghiệm nội tiết tố nữ có cần nhịn ăn không? Bao nhiêu tiền?

Với phái đẹp, rối loạn nội tiết tố trong cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản nói riêng cũng như sức khỏe tổng thể. Chính vì vậy, để luôn bảo vệ sức khỏe của chính mình, khi thấy cơ thể thay đổi tiêu cực, xét nghiệm nội tiết tố là việc cần thiết, thường xuyên với chị em phụ nữ. 

Vậy trước khi xét nghiệm nội tiết tố cần phải chú ý điều gì, có cần nhịn ăn không? Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao nhiêu tiền? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau để giải đáp mọi vấn đề bạn đang thắc mắc nhé!

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì? Vì sao nên xét nghiệm nội tiết tố nữ?

Nội tiết tố nữ là một trong những yếu tố chính giúp chị em phụ nữ có được vẻ đẹp nữ tính, trẻ trung. Estrogen được tiết ra từ buồng trứng của phái nữ, sau đó chúng sẽ đi theo máu và gắn vào các thụ thể estrogen ở các tế bào tại mô đích như: tuyến vú, cổ tử cung, não, xương, tim.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là việc vô cùng cần thiết và quan trọng, gồm nhiều xét nghiệm nhỏ giúp nữ giới kiểm tra hoạt động và khả năng dự trữ noãn ở buồng trứng. Từ đó đánh giá được tình trạng sức khỏe sinh sản, đời sống tình dục, khả năng sinh con,… để điều chỉnh phù hợp.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ có cần nhịn ăn không?

Đối với những xét nghiệm thông thường, bác sĩ sẽ thường khuyên bạn không nên ăn gì trước khi xét nghiệm để có thể lấy được mẫu kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, đối với xét nghiệm tiết tố nữ, bạn không nhất thiết phải nhịn ăn hoặc nhịn uống trước khi xét nghiệm như các xét nghiệm khác.

Việc có ăn sáng hay không không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, việc thực hiện nội tiết tố nữ không phải khi nào cũng thực hiện được. Điều này còn phải phụ thuộc vào những phương pháp xét nghiệm mà bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện ở các ngày khác nhau.

Cần lưu ý rằng trước khi xét nghiệm nội tiết tố, bạn nên thông báo cho bác sĩ những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng bạn đang dùng. Đặc biệt là những loại thuốc tránh thai, thuốc hormone bởi vì nó sẽ gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm của bạn.

Khi nào chị em cần làm xét nghiệm nội tiết nữ?

Nội tiết tố nữ đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe, sinh lý nữ và sắc đẹp. Để đánh giá sức khỏe sinh sản của bản thân, bất cứ ai cũng có thể làm xét nghiệm nội tiết tố. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn có bất kỳ biến đổi bất thường nào của cơ thể dù là một thời gian ngắn, bạn cũng cần chú ý đến nó.

  • Phụ nữ trên 35 tuổi nên đi xét nghiệm nội tiết tố định kỳ.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, rối loạn nội tiết tố nữ. Thời gian có kinh bất thường (quá dài hoặc ngắn ngày).
  • Những trường hợp không có kinh nguyệt, hoặc đã có kinh nguyệt nhưng bỗng dưng biến mất không rõ lý do.
  • Chị em phụ nữ bị chảy máu bất thường ở âm đạo mà không rõ nguyên do.
  • Trường hợp nghi ngờ bị bệnh đa nang buồng trứng.
  • Người có quá trình thụ thai gặp khó khăn, hiếm muộn.
  • Xét nghiệm nội tiết tố nữ với những người sắp và có mong muốn thực hiện các biện pháp thụ thai bằng ống nghiệm.
cach can bang noi tiet to nu

Một số xét nghiệm nội tiết tố nữ

Theo chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ nên làm xét nghiệm định kỳ từ 1-2 năm/lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe sinh sản như hoạt động của các chức năng khác trong cơ thể. Đối với những người có bị rối loạn kinh nguyệt, nghi ngờ gặp khó khăn về sinh sản, mang thai,… thì nên làm xét nghiệm thường xuyên hơn.

Một số xét nghiệm nội tiết tố nữ bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện như:

1. Xét nghiệm AMH

Hormone AMH là một chất kích thích tố, ảnh hưởng tới khả năng cung cấp và dự trữ trứng của buồng trứng. Xét nghiệm AMH phản ánh nguy cơ bị vô sinh hay không ở nữ giới.

2. Xét nghiệm LH

Đây là một xét nghiệm cần thực hiện trong khoảng ngày thứ 2 – 3 của kỳ kinh nguyệt. Nồng độ LH bất thường sẽ gây rối loạn kinh nguyệt và làm tăng nguy cơ gây mắc các bệnh liên quan đến sinh sản như vô sinh, u nang buồng trứng,…

3. Xét nghiệm FSH

Xét nghiệm này giúp kiểm tra khả năng dự trữ của buồng trứng, nếu khả năng dự trữ thấp sẽ gây ra hội chứng đa nang buồng trứng.

4. Xét nghiệm Prolactin

Hoocmon Prolactin đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng sinh sản. Nó giúp ức chế hormone sinh sản và hormone bài tiết GnRH. Đây là hormone đảm bảo cho trứng hình thành và phát triển. Lượng Prolactin cao sẽ gây rối loạn rụng trứng. dẫn đến vô sinh.

5. Xét nghiệm Estrogen (Estradiol)

Estrogen là hormone nữ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều tiết quá trình sản xuất buồng trứng. Xét nghiệm thường khi đến ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt.

6. Xét nghiệm Testosterone

Xét nghiệm này giúp chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, giảm ham muốn tình dục, các điểm nam tính bất thường ở phụ nữ.

7. Xét nghiệm Progesterone

Xét nghiệm Progesterone được sử dụng để đánh giá sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Giúp kiểm tra nếu nghi ngờ liệu bạn có mang thai ngoài tử cung hay không, nguy cơ sảy thai hoặc khi thai nhi phát triển không bình thường.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao nhiêu tiền?

Chi phí xét nghiệm nội tiết tố sẽ phù thuộc vào nhiều yếu tố như:

Số lượng xét nghiệm được chỉ định: Sau khi khám lâm sàng, tùy vào tình trạng bệnh nhân. Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán bệnh chính xác nhất. 

Phương pháp thực hiện xét nghiệm: Đối với phương pháp hiện đại thì chi phí xét nghiệm sẽ có sự chênh lệch đối với phương thức xét nghiệm truyền thống.

Cơ sở y tế tiến hành xét nghiệm: Với các cơ sở y tế uy tín, đội ngũ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, cơ sở ý tế hiện đại thường sẽ có mức giá xét nghiệm cao hơn so với các cơ sở bình thường khác.

xet nghiem noi tiet to 2

Chi phí trung bình của một số xét nghiệm nội tiết tố nữ bạn có thể tham khảo:

  • AMH: 849.000 VNĐ.
  • FSH: 149.000 VNĐ.
  • LH: 149.000 VNĐ.
  • Prolactin: 179.000 VNĐ.
  • Estradiol: 149.000 VNĐ.
  • Progesterone: 149.000 VNĐ.
  • Testosterone: 149.000 VNĐ.

Những lưu ý chị em nên biết khi xét nghiệm nội tiết tố

Để xét nghiệm nội tiết tố nữ đạt được kết quả chuẩn xác nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau khi xét nghiệm nội tiết tố:

  • Trước khi xét nghiệm nội tiết tố, bạn nên thông báo cho bác sĩ những loại thuốc hoặc thực phẩm bổ sung mà bạn đang dùng.
  • Không nên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… trước khi xét nghiệm vì nó có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn.
  • Thông báo cho bác sĩ liệu bạn có sử dụng thuốc tránh thai hay các thuốc tăng cường hormone nào không.
  • Đối với phụ nữ trên 30 tuổi không có kỳ kinh nguyệt hoặc có kỳ kinh nguyệt nhưng thưa hay kéo dài trên 35 ngày thì bạn cần phải đi khám nội tiết tố ngay.

Sự mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng rất nhiều đến cả sắc đẹp, sức khỏe và sinh lý nữ. Do đó, chị em cần thực hiện xét nghiệm nội tiết tố định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Nhờ đó, các vấn đề liên quan đến rối loạn nội tiết tố sẽ được phát hiện kịp thời và có cách khắc phục hiệu quả.