Mũi là bộ phận nằm ở trung tâm, có chức năng định hình cho gương mặt. Một dáng mũi hài hoà, thanh thoát sẽ khiến vẻ ngoài trở nên thu hút và bừng sáng hơn gấp nhiều lần.
Một nghiên cứu gần đây cho biết gần 50% người Việt Nam thừa nhận họ không ưng ý với chiếc mũi của mình. Ngoài can thiệp dao kéo (phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ xâm lấn) thì tiêm filler mũi đang là phương pháp được ưa chuộng hiện nay, giúp bạn có được dáng mũi “như mơ”.
Tiêm filler mũi là gì?
Filler hay còn được gọi là chất làm đầy, là hợp chất cấu tạo từ Axit Hyaluronic, chất này giống một chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể.
Tiêm filler mũi là phương pháp dùng kim chuyên biệt tiêm vào vùng da xung quanh mũi. Khi đi vào cơ thể, ngay lập tức, chất gel này sẽ tạo thành một khối mô dày giúp các bác sĩ có thể căn chỉnh, định hình sống mũi một cách dễ dàng.
Tiêm chất làm đầy mũi (tiêm filler mũi) là một trong những thủ thuật làm đẹp phổ biến nhất hiện nay (xếp thứ 2 sau tiêm botox – theo Thống kê của Hiệp hội phẫu thuật thẩm mỹ của Mỹ). Điểm mạnh của phương pháp làm đẹp này là quy trình thực hiện đơn giản, thời gian hồi phục nhanh, không đau, không sưng, không sẹo, không để lại biến chứng.

Tiêm filler mũi giữ được bao lâu?
“Tuổi thọ” của tiêm filler mũi là câu hỏi được các chị em quan tâm nhiều nhất. Có rất nhiều loại filler khác nhau, vì thế thời gian tác dụng và duy trì của chúng cũng không giống nhau. Cụ thể như sau:
- Loại filler tác dụng nhanh: có tác dụng duy trì và giữ được trong khoảng 4 tháng.
- Loại filler tác dụng dài: có tác dụng duy trì và giữ được trong khoảng 6 tháng đến 1 năm.
- Loại filler bán vĩnh viễn: có tác dụng duy trì và giữ được trong khoảng 1 đến 2 năm.
- Loại filler vĩnh viễn: có tác dụng duy trì và giữ được trong khoảng hơn 2 năm đến 2 năm rưỡi.
Với công nghệ kỹ thuật hiện đại, các nhà khoa học đang cố gắng tạo ra các loại filler có thời gian duy trì lâu hơn. Tuy nhiên, bạn cần biết phương pháp tiêm filler mũi chỉ có tác dụng trong thời gian nhất định (trung bình từ 4-18 tháng).
Các yếu tố ảnh hưởng đến “tuổi thọ” của chiếc mũi được tiêm filler như sau:
Cơ địa của từng người:
Tuỳ từng người mà cùng một loại filler tiêm vào mũi, cùng cách chăm sóc da mà thời gian duy trì sẽ dài ngắn khác nhau. Cơ địa và sức khỏe của mỗi người không giống nhau, vì thế đây là một trong những yếu tố mang tính khách quan nhất ảnh hưởng đến thời gian giữ được filler trong cơ thể.

Xuất xứ chất tiêm:
Hiện nay có 2 loại filler chính được sử dụng trong việc tân trang mũi là loại filler đến từ Mỹ và filler đến từ Hàn Quốc. Thường thì loại filler đến từ Mỹ sẽ giữ được lâu hơn so với loại của Hàn, do đó giá cả cũng nhỉnh hơn.
Tay nghề của bác sĩ:
Nên lựa chọn bệnh viện, trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ uy tín, tay nghề bác sĩ cao, thiết bị y tế hiện đại để đảm bảo an toàn cho chiếc mũi của bạn nhé.
Chăm sóc mũi sau khi tiêm:
Đây là yếu tố then chốt giúp kéo dài thời gian hiệu quả của việc tiêm filler mũi. Luôn tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, chăm sóc mũi sau tiêm nhẹ nhàng và tái khám định kỳ bạn nhé!
Những ai phù hợp để tiêm filler mũi
- Những người chưa hài lòng với hình dáng chiếc mũi của mình, mắc một số các khuyết điểm về mũi như mũi thấp, mũi tẹt, sống mũi gồ ghề, đầu mũi to bè…
- Những người muốn nâng mũi nhưng sợ đau, ngại dao kéo.
- Những người mong muốn sở hữu chiếc mũi đẹp chỉ trong thời gian ngắn, không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi sau hậu phẫu, quá bận rộn với công việc.
- Những người sở hữu loại da mũi quá mỏng, được khuyên không nên phẫu thuật mũi.
- Người chưa có điều kiện kinh tế dư dả, không đủ khả năng chi trả cho một cuộc phẫu thuật mũi.

Tiêm filler mũi có hại không?
Không khó để tìm đọc những vụ việc tiêm filler mũi để lại tác dụng phụ hay những biến chứng không mong muốn. Vì vậy nhiều người lo lắng và hoài nghi không biết tiêm filler mũi có tốt không, tiêm filler mũi có hại không?
Thực chất về lý thuyết, filler là chất làm đầy có độ an toàn và thích ứng cao đối với cơ thể. Những vụ việc đáng tiếc do tiêm filler mũi hỏng phần lớn đến từ việc nguồn gốc filler không đảm bảo, tay nghề bác sĩ kém, lựa chọn trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ kém uy tín.
Những tác hại của việc tiêm filler mũi kém chất lượng mà bạn có thể gặp phải như sau:
- Nhiễm trùng: Nếu tiêm các loại filler kém chất lượng vào mũi, tỉ lệ mũi bị nhiễm trùng rất cao. Ngoài ra, không gian thực hiện tiêm không vô trùng khiến mũi sưng, mưng mủ do filler bị vón cục.
- Hoại tử: Nguyên nhân chính của việc mũi bị hoại tử sau khi tiêm filler là vì cơ thể không tương thích với loại filler được tiêm. Việc hoại tử nếu chuyển biến xấu có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khoẻ.
- Mù mắt: Khi tiêm filler mũi không đúng kỹ thuật thì có thể ảnh hưởng đến mắt. Vì khi tiêm filler các chất đi vào các mạch máu gây tắc các mạch máu nuôi mắt khiến mắt mờ thậm chí là mù mắt.
Ưu, nhược điểm khi tiêm filler mũi
Ưu điểm
- Tiết kiệm thời gian. Quá trình tiêm chỉ kéo dài từ 10-15 phút, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũi “vạn người mê”.
- Có thể sinh hoạt và hoạt động như bình thường, không phải kiêm khem hay chờ mũi hồi phục như phẫu thuật xâm lấn.
- Không gây đau đớn.
- Không để lại dấu vết thẩm mỹ.
- Dáng mũi cao, thanh thoát, tự nhiên.
- Ít rủi ro hơn so với phẫu thuật xâm lấn.
- Chi phí hợp lý, không quá đắt.

Nhược điểm
- Chỉ có thể duy trì trong thời gian ngắn.
- Chỉ phù hợp với một số dáng mũi đã có sẵn form dáng, ít khuyết điểm. Các dáng mũi nhiều khuyết điểm như cánh mũi bè to, mũi khoằm, mũi vẹo… tiêm filler sẽ không thể cải thiện được.
Xem thêm:
- Các bước chăm sóc da mụn, thâm an toàn và hiệu quả.
- 12 cách làm trắng da toàn thân đơn giản, hiệu quả từ thiên nhiên.
Những lưu ý khi tiêm filler mũi
Để giảm thiểu tối đa những hậu quả không mong muốn và có được chiếc mũi ưng ý, khi tiêm filler mũi bạn cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây:
Lưu ý trước khi tiêm filler mũi:
- Lựa chọn trung tâm uy tín để “chọn mặt gửi vàng”. Không nên ham rẻ, lựa chọn các trung tâm kém chất lượng, tay nghề bác sĩ kém để không phải hối hận và “tiền mất tật mang”.
- Cân nhắc đến vấn đề sức khoẻ: Không nên tiêm filler mũi khi đang mang thai hay mắc các bệnh nền mãn tính như tim mạch, tiểu đường…
- Tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm: Khuôn mặt phù hợp với loại dáng mũi nào, lựa chọn loại filler nào khi tiêm…
Sau khi tiêm filler mũi, để mũi nhanh lành bạn nên:
- Không trang điểm trong vòng 12h sau khi tiêm.
- Không tạo áp lực lên vùng mũi trong vòng 1 tuần sau khi tiêm: đeo kính nặng, massage, nằm úp mặt…
- Không làm răng, không tắm hơi trong vòng 2 tuần sau khi tiêm.
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, các chất kích thích.
- Tái khám định kỳ.
- Sau khi vừa tiến hành tiêm filler mũi, bạn sẽ gặp một số các tình trạng như sưng, bầm, ngứa nhẹ bạn không cần quá lo lắng, các triệu chứng này sẽ tự hết trong thời gian ngắn.
Có thể nói, tiêm filler mũi là thủ thuật làm đẹp đơn giản, không phức tạp song để đạt được hiệu quả cải thiện như ý muốn bạn cũng cần phải “nằm lòng” một số các điểm lưu ý nhất định.
Trên đây là những thông tin căn bản bạn cần biết về tiêm filler mũi. Hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn về phương pháp làm đẹp này. Chúc bạn sẽ luôn xinh tươi và tự tin với vẻ đẹp của mình nhé.
Tham khảo thêm: Sự thật về phương pháp lăn kim trị mụn có tốt không?