Thoái hóa khớp háng là một trong những bệnh lý về xương khớp thường gặp ở tuổi thường thành, đặc biệt là người lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay, dấu hiệu người trẻ có nguy cơ mắc bệnh cũng rất cao. Bệnh gây biến đổi cấu trúc khớp, gây đau đớn cho người bệnh. Nếu không kịp phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến tàn phế. Vậy thoái hóa khớp háng là bệnh gì? Làm thế nào để phòng bệnh hiệu quả? Cùng tìm hiểu nhé!
Thoái hóa khớp háng là gì?
Khớp háng là bộ phận quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể. Nó được cấu tạo từ một chỏm xương đùi hình cầu và một ổ chảo từ xương đùi, khung chậu. Khi hoạt động, hai bộ phận này được lớp sụn bao bọc và che phủ giúp giảm cọ xát.
Thoái hóa khớp háng là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi, là hậu quả của tuổi tác và quá trình bào mòn kéo dài. Tình trạng sụn khớp háng bị bào mòn, xương dưới sụn bị tổn thương gây đau, viêm cho người bệnh được gọi là thoái hóa khớp háng.
Có hai trường hợp bị thoái hóa khớp háng gồm:
- Thoái hóa khớp háng nguyên phát thường gặp ở người cao tuổi.
- Thoái hóa khớp háng thứ phát do chấn thương khớp háng như trật khớp háng, vỡ ổ voi, gãy cổ xương đùi, hoại tử chỏm xương đùi,…
Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp háng
Có nhiều nguyên nhân, cũng như yếu tố làm tăng khả năng mắc thoái hóa khớp háng, bao gồm:
- Tuổi tác: Người già trên 60 tuổi thường dễ mắc thoái hóa khớp hơn so với các độ tuổi khác.
- Thoái hóa khớp háng do chấn thương: Tai nạn trong lao động, té ngã, chấn thương trong thể thao,…
- Người thừa cân, béo phì: Những người có cân nặng quá cỡ sẽ khiến cho áp lực lớn lên khớp háng, trong một thời gian dài gây thoái hóa.
- Người bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi không được điều trị tốt, dứt điểm.
- Do bẩm sinh, dị dạng từ khi mới sinh ra.
- Biến chứng của các bệnh lý như gout, đái tháo đường,…
- Những người từng mắc các bệnh về xương khớp như: Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do lao, viêm cột sống dính khớp,…

Biểu hiện của thoái hóa khớp háng
Là một những khớp phải chịu trọng lượng của cơ thể. Vì vậy, khi bị thoái hóa chức năng sẽ bị suy giảm đáng kể, gây đau nhức khớp háng của người bệnh.
Các cơn đau thường xuyên xuất hiện khi người bệnh hoạt động như đi, co duỗi khớp, xoay người, đứng lên ngồi xuống,… Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh dễ lười vận động, lâu dần dẫn đến cứng khớp và tăng nguy cơ gây mất khả năng chuyển động là rất cao.
Tùy vào từng mức độ phát triển của bệnh, biểu hiện của thoái hóa khớp khác có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau, cụ thể:
- Trong giai đoạn đầu người bệnh có thể thường xuyên đau vùng bẹn. Lâu dần, phạm vi sẽ lan xuống vùng đùi và mông, thậm chí cơn đau kéo xuống cả chi dưới.
- Đau khi đứng lên và ngồi xuống đột ngột, cơn đau thường xảy ra vào sáng sớm khi ngủ dậy.
- Nhức mỏi háng khi về đêm, gây khó ngủ.
- Đau khi thời tiết bất thường, thay đổi đột ngột.
- Khi thoái hóa ở giai đoạn muộn, cơn đau thậm chí còn xuất hiện khi nghỉ ngơi, không hoạt động.
- Đi lại khó khăn, đi khập khiễng, không thể đi thẳng.
- Việc ngồi xuống cúi, buộc dây giày, các sinh hoạt thường ngày gặp nhiều khó khăn.
Chẩn đoán thoái hóa khớp háng
Tùy và các triệu chứng bạn gặp phải. Bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp chẩn đoán phù hợp hớp bạn. Một số phương pháp phổ biến giúp chẩn đoán bệnh như:
- Chụp X – quang là phương pháp phổ biến nhất thường được sử dụng, giúp bác sĩ quan sát được các vấn đề của của xương khớp háng như hẹp khe khớp, mọc gai xương, đặc xương dưới sụn,…
- Chụp CT scan.
- Chụp cộng hưởng từ( MRI) sẽ cho hình ảnh sắc nét và có màu hơn so với chụp X – quang, giúp bác sĩ dễ dàng nhận biết mức độ tổn thương ở khớp háng.
Thoái hóa khớp háng ở người trẻ
Thoái hóa khớp háng là bệnh lý thường mắc phải ở những người cao tuổi. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là không thể diễn ra ở những người trẻ tuổi.
Ngày này, do nhiều nguyên nhân – đa số đều là những nguyên nhân có thể kiểm soát như chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt hàng ngày, chấn thương, béo phì,… mà tỷ lệ người trẻ mắc thoái hóa khớp háng ngày càng tăng.
Nếu để tâm lý chủ quan, thoái hóa khớp háng sẽ để lại nhiều di chứng cũng như ảnh hưởng nghiệm trọng đến cuộc sống hàng ngày nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, người trẻ cần chú hơn về chất lượng cuộc sống, cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày để hạn chế mắc phải căn bệnh này.
Thoái hóa khớp háng nên ăn gì? Cách phòng ngừa thoái hóa khớp háng
Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ góp phần hỗ trợ quá trình điều trị thoái hóa khớp háng tiến triển tốt hơn. Khi bị thoái hóa khớp háng, bạn nên chọn những thực phẩm tốt cho xương khớp như:
- Xương, sụn động vật: Có chứa thành phần glucosamine, chondroitin là những thành phần quan trọng cấu tạo nên sụn khớp chắc khỏe, giúp giảm đau và cải thiện hiệu quả tình trạng viêm do thoái hóa.
- Nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe mà các chuyên gia khuyến cáo người thoái hóa khớp háng nên thường xuyên bổ sung trong khẩu phần ăn là Omega-3 có trong cá thu, cá hồi, cá ngừ,…
- Nếu bạn bị thoái hóa thì nên cân nhắc một chế độ dinh dưỡng bổ sung canxi thông qua trứng, sữa, đậu nành, thủy sản,…
- Các loại thực phẩm giàu Vitamin B, C, D, K, magie,…có trong các loại rau xanh, rau họ cải, trái cây sẽ có tác dụng giảm các cơn đau khớp, kháng viêm hiệu quả và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

Nếu không chăm sóc khớp đúng cách, chính chúng ta có thể vô tình là thủ phạm đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp háng. Cần phòng ngừa bệnh từ sớm với các biện pháp đơn giản:
- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao điều độ, có khoa học.
- Duy trì, kiểm soát trọng lượng cơ thể, tránh thừa cân, béo phì.
- Kiểm soát tốt lượng đường trong máu vì lượng đường trong máu cao làm tăng tốc độ hình thành các phân tử nhất định khiến sụn trở nên cứng và nhạy cảm hơn.
- Chế độ ăn uống khoa học, ít ăn đồ dầu mỡ, chất béo, nên bổ sung thêm canxi, khoáng chất tốt cho xương.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tìm hiểu thêm các vấn đề về bệnh lý xương khớp.
Để sức khỏe có thể hồi phục chức năng nhanh chóng thì bên cạnh việc điều trị bằng thuốc và cân bằng chế độ ăn uống thì bạn nên thực hiện một số bài tập dành cho người bị thoái hóa khớp háng như sau:
- Bài tập nâng chân cao: Người bệnh nằm sấp với mặt sàn, hai tay chống lên, nâng cơ thể, để hai mũi chân chạm đất, giữ thẳng cơ thể, tạo với mặt sàn một góc 90 độ.
- Bài tập ngồi căng giãn: Bệnh nhân ngồi ở tư thế xếp bàn tròn, hai gót đặt sát vào nhau, kéo từ từ và đồng thời hai chân về phía trước khớp háng, lặp lại động tác.
Phòng ngừa hiệu quả hơn với thuốc glucosamine
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, thay vì chờ có bệnh rồi mới đi chữa trị. Ngoài các cách phòng ngừa trên, bạn cũng có thể sử dụng viên uống chứa glucosamine sulfate với hàm lượng 1500mg/ngày để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp háng hiệu quả.
Glucosamine được biết đến là một hợp chất amino – monosaccharide được tổng hợp tự nhiên từ glucose. Glucosamine được coi như là một chất xúc tác khiến các khớp xương vận động linh hoạt và dẻo dai hơn nhờ làm tăng quá trình sản xuất chất nhầy bôi trơn ở sụn khớp.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều viên uống bổ khớp đến từ các hãng và quốc gia nổi tiếng khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên chọn thuốc có thành phần glucosamine sulfate 1500mg để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Glucosamine Mỹ loại nào tốt nhất? Nên dùng sản phẩm nào?
Công dụng của viên uống chứa glucosamine sulfate 1500mg đối với sức khỏe xương khớp nổi trội như:
- Hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho xương, làm giảm quá trình thoái hóa.
- Hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
- Hỗ trợ quá trình sản xuất dịch nhờn ở các cơ khớp, giúp xương khớp hoạt động linh hoạt, trơn tru, dẻo dai hơn.
- Giúp tăng cường quá trình trao đổi chất ở cơ thể.
- Hỗ trợ giảm viêm với các trường hợp mắc bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm khớp,…
- Hỗ trợ quá trình phục hồi xương, khớp sau chấn thương hiệu quả.
- Hỗ trợ cải thiện cũng như làm giảm quá trình loãng xương khi về già.
Trên đây là một số thông tin về bệnh thoái hóa khớp háng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về căn bệnh, giúp bạn nhận biết cũng như tìm được phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả, phù hợp với bản thân mình.