Thoái hóa khớp gối ở người già là bệnh thường gặp nhất trong tất cả các bệnh liên quan đến xương khớp. Cơ thể người khi càng lớn tuổi sẽ mất đi khả năng tự hấp thu canxi, đồng nghĩa với việc tuổi càng cao thì nguy càng cao bị thoái hóa khớp gối.
Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn ảnh hưởng đến đời sống của người cao tuổi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách hạn chế di chứng của căn bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi
Chúng ta cần biết rằng sụn khớp chủ yếu hình thành là do 90% canxi tạo thành. Nhưng với cơ thể con người tuổi càng cao đồng nghĩa với việc không thể tự tổng hợp canxi.
Canxi trong cơ thể người có xu hướng tự tiêu và nếu không được cung cấp trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc khớp gối.
Ngoài ra, còn các nguyên nhân như chấn thương, tình trạng béo phì làm tăng áp lực lên khớp gối. Các hậu quả của các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, gút, nhiễm trùng khớp… cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến thoái hóa khớp nếu không được điều trị và phục hồi đúng cách.
Các triệu chứng của thoái hóa khớp gối ở người già
Như đã biết khớp gối bị thoái hóa do nhiều nguyên nhân gây ra. Nên triệu chứng cũng vô cùng đa dạng. Thông thường các triệu chứng đau thường tăng khi hoạt động nhiều, giảm dần khi được nghỉ ngơi.

Hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng, phải tập luyện một số bài tập co duỗi mới có thể di chuyển được bình thường. Ngoài ra, hiện tượng lục khục khớp gối, biến dạng, hạn chế vận động cũng là một trong những biểu hiện của thoái hóa khớp gối ở người già.
Biến chứng của thoái hóa khớp gối ở người già
Bệnh thoái hóa khớp gối ở người già tuy không ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, nhưng bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:
- Tiểu đường
- Các bệnh về tim mạch như: tăng huyết áp, mỡ máu…
- Gút
- Vôi hóa sụn khớp
- Rối loạn giấc ngủ, gây lo âu, trầm cảm.
- Hoại tử xương
- Gãy xương do áp lực
- Chảy máu hoặc nhiễm trùng khớp.
- Tổn thương gân và dây chằng xung quanh khớp.
- Dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến thoái hóa cột sống.
- Bại liệt, liệt nửa người.
Những phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối ở người già
Rất tiếc hiện nay chưa có thuốc đặc trị để có thể chữa khỏi căn bệnh này. Các phương pháp điều trị đa phần chỉ nhằm mục đích kìm hãm sự phát triển và giảm nhẹ triệu chứng đau nhức của bệnh.
Quan trọng nhất trong quá trình điều trị là kiểm soát được cơn đau nhức cho người bệnh và hạn chế tối đa di chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động. Cần kết hợp các loại thuốc giảm đau, kháng viêm và các loại thực phẩm chức năng. Nhằm bổ sung dưỡng chất giúp xương khớp bình phục nhanh hơn.

Nếu bệnh chuyển biến xấu có thể bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật thay khớp gối, phẫu thuật phục hồi chức năng sụn khớp…
Với nền y học hiện đại ngày nay ngành y học đã nghiên cứu ra các biện pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp như: tiêm nội khớp huyết tương giàu tiểu cầu, tiêm nội khớp tế bào…
Được áp dụng với những trường hợp nặng và mất chức năng của khớp. Sau đó là các bài tập vật lý trị liệu giúp lấy lại khả năng vận động cho người bệnh một cách hiệu quả nhất.
Trong thời gian phục hồi cần chú ý những điều sau:
- Duy trì chế độ luyện tập tránh việc cứng và dính khớp.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất vitamin, canxi, vitamin D và khoáng chất.
- Sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ. Không lạm dụng thuốc giảm đau.
- Hạn chế tối đa mang vác nặng, gây áp lực lên khớp gối.
Làm sao để phòng tránh bệnh thoái hóa khớp gối ở người già
Bệnh thoái hóa khớp gối ở người già tuy là bệnh tự miễn nhưng nếu biết cách chăm sóc bản thân và điều chỉnh lối sống một cách thích hợp chắc chắn sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải căn bệnh này hoặc bệnh sẽ đến muộn hơn so với những trường hợp không thực hiện những phương pháp dưới đây:
- Cần có chế độ sinh hoạt, tập luyện cũng như làm việc hợp lý khi đã qua lứa tuổi lao động. Đặc biệt là với nữ giới bắt đầu bước sang tuổi mãn kinh, các triệu chứng lão hóa bắt đầu xuất hiện.
- Hạn chế mang vác, làm việc nặng nhọc, quá sức.
- Ăn uống khoa học đầy đủ các nguồn dinh dưỡng. Ưu tiên cho rau xanh và củ quả tươi. Không nên thường xuyên các loại thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn.
- Thường xuyên luyện tập thể thao nhằm tăng sức dẻo dai cho cơ thể. Việc này cũng giúp kiểm soát cân nặng cơ thể, tránh việc tăng cân gây áp lực lên khớp gối.