Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Top 7 thực phẩm tốt cho xương khớp

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến tàn phế nếu không điều trị kịp thời, chăm sóc đúng cách. Vì thế, để đảm bảo trị dứt điểm, bạn phải biết cách bảo vệ cơ thể tại nhà. Vậy thoái hóa khớp gối nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh? Bạn hãy tham khảo top 7 thực phẩm dưới đây để sử dụng ngay tại nhà.

Thoái hóa khớp gối là gì? Có chữa được không? 

Chắc hẳn, sẽ có những lúc bạn cảm thấy đôi chân của mình di chuyển kém linh hoạt. Hiện tượng này thường xuất hiện khi bạn ngồi làm việc, đứng hoặc nằm quá lâu. Bên cạnh đó, những người thừa cân, lớn tuổi, bị bệnh tiểu đường cũng gặp vấn đề này. Đây là một trong những lý do và dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp gối

Khớp gối bị thoái hóa là tình trạng sụn khớp bị tổn thương lâu ngày, kèm theo các vấn đề như viêm khớp và khô khớp. Nguyên nhân vì quá trình tái tạo, phục hồi và tổng hợp sụn không hiệu quả, vì thế không kịp bù đắp cho lớp sụn đã mất. Đầu gối của bạn hoạt động kém linh hoạt và xuất hiện các cơn đau nhức kéo dài. 

Bệnh thoái hóa khớp gối có thể điều trị, bao gồm cả phương pháp y tế và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không phụ thuộc rất nhiều vào người bệnh. Đa số bệnh được phát hiện muộn, chuyển qua các giai đoạn nguy hiểm. Việc áp dụng các cách chăm sóc sau điều trị không đúng đắn cũng khiến bệnh tái phát, trở nặng. 

Thông thường, người bị bệnh sẽ phải uống thuốc và thực hiện các cuộc phẫu thuật. Sau khi tiến hành môt nội soi, ghép xương sụn, sửa trục hoặc thay khớp, bạn phải thay đổi chế độ sinh hoạt và làm việc. Trong đó, tìm hiểu người bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì có ý nghĩa vô cùng quan trọng với việc điều trị.

dau-goi

Đối tượng có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối 

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, đối tượng mắc bệnh đang ngày càng mở rộng. Số lượng người bệnh từ 20 – 30 tuổi đang tăng nhanh, vô cùng nhức nhối.

Sở dĩ người mắc bệnh tăng cao ngày nay vì các yếu tố khách quan và cả lý do xuất phát từ chính các đối tượng này. Cụ thể, những nguyên nhân khiến bạn có thể bị bệnh về khớp gối gồm: 

  • Càng lớn tuổi, xương khớp của bạn càng gặp vấn đề, quá trình tái tạo sụn kém đi, xương trở nên giòn hơn và không thể chống đỡ cơ thể, dẫn đến thoái hóa khớp gối ở người già.
  • Cân nặng lớn khiến đôi chân của bạn phải chống đỡ áp lực cơ thể cao hơn. Theo thời gian, áp lực này ăn mòn hai khớp gối và khiến chúng nhanh thoái hóa.
  • Chấn thương nặng trong quá khứ như tai nạn giao thông, môn thể thao nguy hiểm khiến đôi chân bị ảnh hưởng nặng nề, sụn và xương đã từng bị gãy hoặc tổn thương từ từ.
  • Vận động nặng như lao động hay chơi thể thao quá sức đều khiến khớp gối của bạn bị ảnh hưởng, dẫn đến thoái hóa.
  • Không chỉ vận động nặng, ít hoặc không vận động cũng khiến bệnh lý hình thành. Nếu bạn không để đôi chân hoạt động thường xuyên, khớp sẽ bị khô vì dịch nhờn ít tiết, cơ lỏng lẻo và dây chằng bị lệch.
  • Nếu có người trong gia đình bị thoái hóa khớp thì bạn cũng có thể mắc bệnh vì yếu tố di truyền.
  • Sử dụng ít thực phẩm chứa canxi, photpho, vitamin và Omega-3 sẽ khiến khớp gối của bạn nhanh thoái hóa. Vì vậy, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để bảo vệ cơ thể. 

7 thực phẩm dành cho người bị thoái hóa khớp gối

Theo các nghiên cứu, người bị bệnh thoái hóa khớp gối nên bổ sung nhiều khoáng chất và vitamin. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống nhiều chất béo có lợi và chất chống oxy hóa cũng góp phần bảo vệ sức khỏe xương khớp rất tốt. Để dễ hình dung và tìm được chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn hãy sử dụng 7 loại thực phẩm sau: 

Hải sản và cá 

Trong hải sản có chứa rất nhiều canxi và photpho, giúp làm chắc xương. Đặc biệt, các loại hải sản có vỏ chứa trữ lượng các khoáng chất này rất dồi dào. Do đó, bạn nên bổ sung thêm nhiều tôm, tép, cua, ghẹ, ốc, sò vào bữa ăn hàng ngày. 

Cá có chứa nhiều Omega-3, giúp giảm mức độ CRP định lượng cao và Interleukin-6 trong cơ thể của người bị thoái hóa khớp gối. Nhờ đó mà ăn cá sẽ giúp cải thiện vấn đề xương khớp, giúp hạn chế các cơn đau và sưng viêm. Bạn nên ăn cá béo thường xuyên như cá hồi, cá ngừ, cá thu để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

hai-san-ca

Ngũ cốc nguyên hạt

Theo các chuyên gia, ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ, giúp giảm nồng độ glucose và cholesterol trong máu. Nhờ đó mà việc kiểm soát cân nặng ở người bệnh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Áp lực tác động lên khớp gối không còn lớn như trước, giúp sụn không bị đè và việc di chuyển trở nên linh hoạt. 

Sữa và các chế phẩm từ sữa 

Trong sữa và chế phẩm của nó có chứa nhiều Vitamin D và canxi, protein. Nhờ vậy, xương khớp sẽ trở nên chắc chắn và dẻo dai, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương. Ngoài ra, protein còn giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, giúp hạn chế chứng ì do việc di chuyển kém hiệu quả thường ngày gây nên.

Thịt gia cầm 

Thịt gà, thịt vịt, thịt ngỗng có chứa rất nhiều chondroitin và glucosamine tác dụng tốt cho sụn. Hai loại chất này giúp ức chế enzyme phá hủy sụn, hỗ trợ tổng hợp Axid Hyaluronic giúp khớp chắc khỏe. Nhờ đó mà vấn đề lỏng khớp, đau do vận động được giảm thiểu. Người bệnh ngày càng linh hoạt hơn và không còn cảm thấy mệt mỏi. 

Quả mọng  

Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, phúc bồn tử có chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa. Vitamin giúp cân bằng độ ẩm trong xương khớp, giữ dịch nhầy giữa các lớp sụn không bị khô, hạn chế đau đớn khi vận động. Chất chống oxy hóa ngăn chặn hình thành gốc tự do – nguyên nhân khiến tế bào sụn nhanh “chết”.  

Quả ô liu và dầu ô liu 

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng quả ô liu và dầu ô liu trong bữa ăn hàng ngày. Hai nguyên liệu này có chứa nhiều chất béo Omega-9 giúp kháng viêm, giảm sưng. Người trẻ nên bổ sung chúng vào bữa ăn ngay từ bây giờ để hạn chế tình trạng thoái hóa như khớp háng sớm. 

Bên cạnh đó, hai nguyên liệu này còn chứa nhiều oleocanthal là hợp chất chống viêm tuyệt vời. Theo các nghiên cứu, tác dụng của nó có thể sánh ngang với các loại thuốc chống viêm không chứa steroid. Vì vậy, mỗi ngày, bạn nên dùng từ 2 – 5 trái ô liu và khoảng 2 -3 muỗng dầu từ loại quả này để điều trị bệnh. 

dau oliu

Rau xanh 

Trong các loại rau xanh có chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp giữ ẩm, chống viêm. Chúng còn hỗ trợ ngăn chặn hình thành gốc tự do trong cơ thể. Vì thế, người thường xuyên ăn rau xanh sẽ giảm được nguy cơ tái phát bệnh thoái hóa khớp gối.

Thoái hóa khớp gối kiêng ăn gì? 

Ngoài các thực phẩm tốt cho xương khớp thì cũng có một số loại mà người bệnh nên kiêng. Những món ăn, gia vị sau nên được hạn chế trong chế độ dinh dưỡng để bảo vệ cơ thể: 

  • Đường và muối vì ăn ngọt khiến cơ thể tăng cân, giảm việc hấp thụ khoáng chất, còn ăn mặn khiến nước bị giữ trong tế bào, xương bị giòn, dễ gãy và sưng viêm.
  • Mỡ, dầu thực vật, trứng gà chứa Omega-6 là nguyên nhân khiến cơn đau khớp gối kéo dài. 
  • Thức uống có cồn, có ga làm giảm hiệu quả của thuốc chữa bệnh, tăng cảm giác đau.
  • Thịt màu đỏ tạo nên axit trung hòa canxi, khiến xương khớp thiếu hụt khoáng chất, gây loãng xương và giảm độ bền chắc. 

Kết hợp với các phương pháp khác 

Có rất nhiều cách chữa thoái hóa khớp gối khác nhau. Ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bạn còn cần quan tâm đến việc vận động. Mặc dù bị thoái hóa khớp gối khiến quá trình di chuyển khó khăn, bạn cũng không nên ngồi hay nằm một chỗ. Một số bài tập có lợi, nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện sức khỏe. Bạn có thể đi bộ, tập yoga, thiền hoặc tập những bài thể dục dành cho người đau khớp gối để tăng chức năng của đôi chân. 

Ngoài ra, việc sử dụng thêm thuốc có chứa glucosamine sulfate 1500mg giúp bổ khớp rất tốt. Hoạt chất này giúp giảm nhanh các cơn đau và hỗ trợ tiêu viêm, giảm sưng, tái tạo sụn. Bạn có thể dùng thuốc xương khớptrong giai đoạn 1 và 2 của bệnh để điều trị. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ sẽ giúp bạn có cách sử dụng chính xác. Bạn có thể tham khảo những loại thuốc xương khớp của Mỹ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Những lưu ý khi bị thoái hóa khớp gối 

Bị thoái hóa khớp gối là điều không ai mong muốn, tuy nhiên nó rất dễ xảy ra. Vì thế, bạn nên tìm cách để sống chung với bệnh thay vì buồn bã. Cụ thể, mỗi ngày, bạn hãy dành thời gian để thưởng thức bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và vận động nhẹ nhàng. Hai hoạt động này sẽ giúp tinh thần bạn thoải mái và ổn định hơn, tránh căng thẳng khiến bệnh nặng thêm. 

Nếu có thể, bạn hãy dùng những thực phẩm tốt cho xương khớp tại nhà. Bạn nên cố gắng tự mua và chế biến để đảm bảo vệ sinh, tránh cho món ăn bị lẫn tạp chất. Bạn cũng cần ưu tiên các cách nấu như hấp, luộc, súp để bảo vệ cơ thể. Bạn không nên ăn nhiều thực phẩm chiên, rán với dầu như thức ăn nhanh và hạn chế sử dụng rượu bia, nước ngọt. 

Bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị. Bạn hãy tuân thủ đúng nguyên tắc được bác sĩ khuyến cáo và sử dụng các thực phẩm tốt cho sức khỏe được chia sẻ phía trên nhé. Chúc bạn luôn giữ được sự vui vẻ, hạnh phúc và có thể chiến thắng căn bệnh này.

Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Những lưu ý cần nhớ