Thoái hóa cột sống uống thuốc gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

Thoái hóa cột sống là một trong những bệnh lý về xương khớp phổ biến không chỉ ở người già mà cả người trẻ mắc phải căn bệnh này là rất cao. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tỉ lệ người mắc thoái hóa cột sống cao như vậy? Triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh như thế nào? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau.

Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là bệnh lý về xương khớp phổ biến ngày nay. Bệnh là biến chứng của đau đốt sống lưng mà không có biểu hiện viêm. Được xem là một căn bệnh mãn tính của xương khớp. Theo thời gian, các tế bào sụn ở vùng cột sống bị thoái hóa, khả năng sinh sản và tái tạo của sụn khớp bị suy giảm, thậm chí là mất hẳn. Gây ảnh hưởng đến màng hoạt dịch và đĩa đệm. Người bệnh rất dễ bị bại liệt nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân bệnh thoái hóa cột sống

Do sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực quá tải trong một thời gian dài lặp đi lặp lại dẫn đến vùng xương sụn và dưới sụn bị tổn thương. Khiến cho các khớp xương mất tính đàn hồi và xơ cứng dây chằng gây thoái hóa khớp.

Nguyên nhân và các yếu tố gây nên thoái hóa cột sống có thể kể đến như: 

  • Vấn đề tuổi tác, bệnh thường mắc ở những người từ 55 tuổi trở lên. Khi đó các sụn khớp bị thoái hóa dần và khả năng sinh sản hoạt dịch, mô sụn kém đi gây khô, cứng khớp.
  • Người làm lao động chân tay nặng nhọc, dùng sức cột sống nhiều như thợ xây, nông dân, thợ rèn,…
  • Người từng bị chấn thương cột sống.
  • Người từng phẫu thuật cột sống, bất thường trục chi dưới.
  • Người làm những công việc đặc thù ngồi hoặc đứng quá nhiều, không thay đổi tư thế, ít vận động.

Triệu chứng thoái hóa cột sống

Chức năng nâng đỡ cơ thể của cột sống bị giảm do phần sụn đêm giữa các đốt sống bị bào mòn, hư hỏng kèm theo phản ứng viêm, chèn ép vào dây thần kinh gây đau đớn cho người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ của tình trạng thoái hóa mà có những biểu hiện như:

  • Đau vùng cột sống lưng, biểu hiện đau nhất là về đêm.
  • Cơm âu âm ỉ, kéo dài trong một thời gian dài.
  • Cột sống lưng dễ mỏi, đau buốt khó chịu, xuất hiện kể cả khi nghỉ ngơi.
  • Có cảm giác kim châm, kiến bò, tê đỏ.
  • Thường xuất hiện các cơn đau lưng kéo dài từng đợt rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều ở khớp và quanh khớp.
  • Đau đến mức không thể cúi xuống hay ngồi lên ngay được.
  • Khiến người bệnh đứng vẹo sang một bên, cứng khớp, đôi khi không thể đi thẳng.
  • Đau khi thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Tê cứng cột sống, đau nhức kèm theo mỏi lưng và chân nhiều hơn.

Xem thêm: Đau khớp gối nên uống thuốc gì? Phương pháp giảm đau tại nhà

dau lung

Chẩn đoán thoái hóa cột sống

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng chúng ta có thể sử dụng phương pháp kiểm tra như:  

  • Xét nghiệm máu toàn phần.
  • Chụp X-quang tư thế thẳng và nghiêng của cột sống lưng để nhanh chóng phát hiện vị trí có các triệu chứng của thoái hóa.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống.

Thoái hóa cột sống có chữa được không

Thoái hóa cột sống là bệnh mãn tính chưa có thuốc cải thiện dứt điểm. Tuy nhiên, bệnh có thể hoàn toàn kiểm soát tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Các cơn đau nhức do thoái hóa sẽ được giảm đau một cách hiệu quả. Làm chậm quá trình thoái hóa, hạn chế nguy cơ phải phẫu thuật, ngăn ngừa tàn phế. 

Thoái hóa cột sống nên ăn gì? Cách phòng ngừa

Thói quen ăn uống đóng một quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị thoái hóa cột sống. Khi bị  bệnh bạn nên ăn những thực phẩm tốt cho xương khớp sau:

  • Thực phẩm giàu canxi giúp duy trì mật độ và giúp xương chắc khỏe: Sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại rau xanh đậm, cá hồi, cá cơm, cá mòi,….
  • Các loại đậu hạt như đậu nành,… chứa nhiều protein thực vật tốt cho xương. Nên hạn chế ăn các protein động vật như thịt bò, thịt lợn,..
  • Nên ăn thịt nạc, ít mỡ một lượng vừa phải để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tránh thiếu hụt protein như ức gà, thịt vịt, thịt cừu, thịt nạc heo,…
  • Người bị thoái hóa cột sống nên ăn thực phẩm giàu Omega – 3 như các loại hạt, sữa chua, các loại cá béo như cá hồi , cá thu, cá mòi, cá cơm,… giúp thúc đẩy sự phát triển của xương và mô, kháng viêm hiệu quả.
  • Ăn nhiều rau xanh, đặc biệt rau bina, cải xoăn, bắp cải nên có trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
  • Các loại ngũ cốc như yến mạch nguyên cám, quả óc chó, hạt diêm mạch,…
  • Các loại hoa quả giàu vitamin, khoáng chất như bơ, cam, chanh, bưởi,…

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, một số biện pháp phòng ngừa thoái hóa cột sống bạn nên biết:

  • Điều chỉnh chế độ hoạt động hằng ngày để tránh căng thẳng lên cột sống.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm giàu chất béo và các đồ có chất kích thích.
  • Nên luyện tập các môn thể thao như đi bộ, bơi lội hay tập yoga nhẹ nhàng, vừa giúp tăng cường sức khỏe vừa có thể giúp đĩa đệm giữ nước làm cột sống của bạn mạnh mẽ và linh hoạt. 
  • Ngồi làm việc đúng tư thế phòng tránh thoái hóa cột sống thắt lưng.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu Omega – 3 như cá hồi, cá ngừ,… giúp tăng cường sự chắc khỏe, dẻo dai của cột sống.
  • Không nên hút thuốc vì các độc tố và chất nicotine trong thuốc lá ngăn chặn đĩa của bạn hấp thụ vitamin và chất dinh dưỡng.
  • Tập luyện các bài tập chữa thoái hóa cột sống.

Thoái hóa cột sống uống thuốc gì?

Thoái hóa cột sống là bệnh lý về xương khớp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, nguy cơ dẫn đến bại liệt, nằm một chỗ là rất lớn.

uong thuoc

Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị khác nhau. Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc như thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ, thuốc kết hợp tập vật lý trị liệu cho các bệnh nhân điều trị. những trường hợp nghiêm trọng thậm chí phải phẫu thuật.

Tuy nhiên sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau cũng gây nên nhiều tác dụng phụ như đau đầu, nổi phát ban, ngứa, mất ngủ,… Nên sử dụng hạn chế, đúng liều lượng, không nên lạm dụng thuốc và ngừng sử dụng ngay thuốc nếu có các triệu chứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối đạt được kết quả tốt nhất. Bạn cũng có thể sử dụng thêm viên uống bổ khớp có chứa glucosamine sulfate 1500mg.

Glucosamine là một trong những thành phần cấu tạo nên sụn, tăng cường chất dịch nhầy góp phần tạo nên cấu trúc xương bền vững cho cơ thể. Nhờ có glucosamine mà cơ thể có thể duy trì trạng thái khỏe mạnh của xương khớp, đảm bảo các chức năng của sụn và tối ưu hóa tốt nhất các hoạt động của cơ thể.

Một số tác dụng của viên uống bổ khớp chứa glucosamine sulfate 1500mg đối với người bị thoái hóa cột sống như:

  • Hỗ trợ phục hồi, tái tạo lại các mô xương, sụn bị thoái hóa.
  • Hỗ trợ giảm đau hiệu quả khi xương ma sát vào nhau do lớp sụn bị mòn dần doa thoái hóa.
  • Hỗ trợ giảm viêm đối với trường hợp bị thoái hóa, viêm xương khớp.
  • Hỗ trợ, thúc đẩy quá trình hồi phục hồi chức năng.
  • Hỗ trợ khả năng tiết dịch nhầy của khớp, tăng sự đàn hồi, dẻo dai và linh hoạt cho khớp.
  • Tăng cường sức khỏe xương khớp, tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể, làm giảm quá trình thoái hóa.

Xem thêm: Điểm danh 6 loại thuốc xương khớp của Mỹ tốt nhất hiện nay

Với những thông tin trên, hy vọng sẽ giải đáp được được những thắc mắc của bạn về căn bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Giúp bạn biết được nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa bệnh tốt nhất để bảo vệ tốt sức khỏe bản thân.