Thoái hóa cột sống cổ có nên nằm gối không? Cách phòng ngừa

Thoái hóa cột sống cổ được đánh giá là bệnh lý xương khớp đang có xu hướng mở rộng trong xã hội hiện đại. Ngày nay, nếu không tìm được biện pháp điều trị phù hợp, bệnh sẽ có nhiều diễn biến phức tạp. Bên cạnh các yếu tố xuất phát bên trong cơ thể, các yếu tố tác động bên ngoài cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Dựa trên đặc điểm này, việc sử dụng gối cho người bị thoái hóa đốt sống cổ trở thành một điểm đáng lưu ý. Vậy người  bệnh có nên duy trì thói quen dùng gối không? Lựa chọn gối như thế nào để phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân?

Thoái hóa cột sống cổ là gì?

Thoái hóa cột sống cổ hay còn được biết đến với tên gọi thoái hóa đốt sống cổ. Đây là một dạng bệnh lý liên quan đến hệ xương khớp, biểu hiện tình trạng bệnh với các triệu chứng như tình trạng cột sống cổ dần bị thoái hóa. Bệnh lý này gây ra do tác động của nhiều nguyên nhân nội cảnh và ngoại cảnh khác nhau. Khi thoái hóa cột sống cổ diễn ra, các đốt sống, đĩa đệm, đầu sụn và bao gồm cả các tổ chức hoạt dịch sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu bị tổn thương, hư hỏng. Điều này khiến người bệnh gặp phải các cơn đau nhức ở các vị trí nói trên, nhất là khi bệnh nhân cử động cổ.

Thoái hóa cột sống cổ được xếp vào nhóm bệnh mãn tính, có diễn biến bệnh khá chậm nhưng hậu quả để lại khá phức tạp. Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi đốt sống cổ, trong đó, các đốt sống C5, C6, C7 được xem là có khả năng gặp phải tình trạng thoái hóa cao hơn các đốt sống thông thường.

Nguyên nhân bệnh thoái hóa cột sống cổ

Tình trạng bệnh thoái hóa cột sống có thể bị gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể.

Do hoạt động sai tư thế ở mức độ thường xuyên

Đây được xem là một nguyên nhân tối yếu gây ra bệnh thoái hóa cột sống. Tư thế hoạt động sai của người bệnh có thể xuất phát từ quá trình duy trì một tư thế cố định quá lâu hoặc ít đi lại, vận động. Bên cạnh đó, còn có những trường hợp người bệnh ngửa cổ quá lâu hoặc phải mang vác vật nặng trên các khu vực vai, cổ, thường xuyên ngồi trước máy tính, ngồi ở tư thế vặn vẹo,… cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến nguy cơ mắc thoái hóa cột sống cổ.

Tuổi tác

Tuổi tác được cho là nguyên nhân không thể tránh khỏi tùy vào cách sinh hoạt của mỗi người bệnh. Ở độ tuổi 40-50 tuổi, người trung niên có khả năng mắc thoái hóa đốt sống cổ chiếm tỷ lệ cao nhất. Nguyên nhân bắt nguồn từ tình trạng xương khớp đã bắt đầu quá trình lão hóa với tiến trình nhanh. Nếu trước tuổi trung niên, bạn không tuân thủ các chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp thì quá trình này còn diễn ra với tốc độ nhanh hơn nữa.

dau-khop-co

Chế độ ăn uống chưa khoa học

Thói quen ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, bổ sung thiếu hụt nguồn canxi, magie, vitamin,… hoặc thói quen sử dụng rượu bia, các chất kích thích, đồ uống có gas, thuốc lá cũng khiến cơ thể người dễ dàng mắc phải nguy cơ thoái hóa khớp, đốt sống.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: Cấu trúc đĩa đệm, cột sống bị thay đổi, do chấn thương, di truyền,…

Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ

Hầu hết người bệnh mắc thoái hóa đốt sống cổ không biểu hiện ngay từ ban đầu mà dần xuất hiện sau một thời gian, sau đó người bệnh sẽ thường cầm nhận được các triệu chứng như sau:

  • Cảm giác đau nhức kéo dài từ gáy đến tai, cổ. Cơn đau này có thể ảnh hưởng đến các tư thế hoạt động đầu cổ, dẫn đến khả năng bị vẹo cổ, sái khớp cổ.
  • Cơn đau nhức do thoái hóa có thể lan đến đầu, gây nhức ở vùng chẩm, trán, từ gáy có thể lan đến bả vai, cánh tay.
  • Có nhiều trường hợp bệnh nhân mắc thoái hóa đốt sống cổ còn xuất hiện triệu chứng mất đi cảm giác sâu ở cánh tay, thậm chí cánh tay, bàn tay có thể dẫn đến tê liệt.
  • Người bệnh khi thực hiện các động tác khu vực cổ có thể thấy vướng, đau hay thậm chí bị vẹo cổ.
  • Khi thời tiết trở lạnh, người bệnh có tư thế nằm không phù hợp ban đêm có thể gây ra hiện tượng cứng cổ vào sáng hôm sau, kèm theo tình trạng không tự đi được, rất sợ xuất hiện những cơn ho, bị hắt hơi. 

Ngoài ra người bệnh thoái hóa đốt sống cổ còn gặp triệu chứng Lhermitte. Đây là dấu hiệu cho thấy diễn biến bệnh thoái hóa cột sống cổ đa xơ cứng hay nói cách khác là tình trạng ghế thợ cắt tóc. Triệu chứng này gây ra cảm giác khó chịu đột ngột giống như xuất hiện luồng điện từ cổ xuống đến xương cột sống, tay chân, biểu hiện mạnh hơn khi người bệnh cúi cổ về phía trước, kết thúc thường nhanh chóng nhưng cũng có trường hợp kéo dài.

Phương pháp chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ

  • Chẩn đoán cận lâm sàng
  • Chẩn đoán lâm sàng
  • Chẩn đoán xác định
  • Chẩn đoán phân biệt

Thoái hóa cột sống cổ trị có hết không? Cách phòng ngừa

Việc điều trị tình trạng bệnh thoái hóa cột sống cổ cần đánh giá dựa trên nhiều dấu hiệu bệnh, có thể điều trị dựa trên các phương pháp như:

  • Điều trị nội khoa: Sử dụng liệu trình các thuốc phù hợp có tác dụng giảm đau hoặc các công dụng khác dựa trên triệu chứng bệnh.
  • Vật lý trị liệu: Sử dụng các bài tập tăng cường chức năng cổ, vai như kéo dãn, xoa bóp, điện phân dẫn thuốc,…
  • Phẫu thuật.

Xem thêm: 9 bài tập chữa thoái hóa cột sống tại nhà: Đơn giản và hiệu quả

Cách phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ:

  • Thường xuyên chăm sóc và thực hiện các động tác xoa bóp cho vùng cổ, tránh làm việc quá sức khi làm việc để hạn chế tối đa các tác động xấu tới sức khỏe khớp.
  • Người thường xuyên làm việc với máy tính nên rèn luyện các thói quen vận động, bảo vệ sức khỏe xương khớp tại nơi làm việc, không nên ngồi liên tục một thời gian dài trước máy tính.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều các loại vitamin, canxi, magie, kẽm,…, không nạp các chất kích thích có hại cho cơ thể.
  • Chọn ghế ngồi làm việc hợp với chiều cao cơ thể, duy trì một khoảng cách nhất định đến máy tính và bàn làm việc.
  • Lưng thẳng, hai vai cân bằng khi làm việc, điều chỉnh tư thế ngồi để hai tay song song với bàn làm việc.
  • Không nên nằm sấp trong khi ngủ, khiến cổ của bạn bị gập xuống dễ hình thành bệnh, nên thay đổi tư thế tránh nằm một chỗ dễ khiến cổ bị tổn thương.
  • Chọn gối ngủ cần có độ dày vừa phải, không khiến cổ bị cúi quá hoặc ưỡn quá.
  • Không nên mang vác các đồ nặng hoặc đội lên đầu, thay đổi tư thế thường xuyên khi xem ti vi, không đột ngột vặn, bẻ cổ hoặc cúi gập cổ quá lâu khi đọc sách, báo,…
  • Duy trì các bài tập nhẹ nhàng tác động đến sức khỏe xương khớp.

Ngoài ra có thể kết hợp thêm viên uống bổ khớp có chứa thành phần glucosamine sulfate 1500mg với công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến vấn đề xương khớp, hỗ trợ giảm các cơn đau nhức gây ra do tình trạng viêm khớp, đồng thời duy trì và tăng cường chức năng của hệ xương khớp.

Cần lưu ý viên uống glucosamine là thực phẩm bổ sung, không phải thuốc và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

Xem thêm: Glucosamine Mỹ loại nào tốt nhất? Nên dùng sản phẩm nào?

Thoái hóa cột sống cổ có nên nằm gối không?

Với một người có cơ thể và sức khỏe bình thường, sử dụng một chiếc gối êm có thể duy trì được một giấc ngủ thoải mái. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân mắc thoái hóa đốt sống cổ, bạn cần cân nhắc lựa chọn do điều này có thể ảnh hưởng đến tư thế khi ngủ của người bệnh, về lâu dài tiềm ẩn nhiều rủi ro làm tổn thương vùng đốt sống cổ.

nam goi

Theo các chuyên gia xương khớp, bệnh nhân thoái hóa khớp cổ vẫn có thể nằm gối nhưng cần chọn được sản phẩm gối phù hợp nhất với cơ thể. Hiện nay có các loại gối chuyên dụng cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ, không tác động đến các chấn thương trước đó, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mà trái lại có thể giúp giảm thiểu các cơn đau khu vực cổ gáy vô cùng hiệu quả, hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh lý cho bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ.

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức liên quan đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Hy vọng rằng, qua những thông tin này, bạn có thể tự giải đáp được những băn khoăn về tình trạng bệnh cũng như hiểu được những nguy cơ tiềm tàng với sức khỏe để dễ dàng phòng ngừa bạn nhé.