Thiếu máu não: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị

Image

Thiếu máu não là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Thiếu máu não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não là hiện tượng thiếu hụt oxy và dưỡng chất khiến cho cấu trúc và chức năng của não bị ảnh hưởng. Thiếu máu não tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, rối loạn giấc ngủ, hay nhồi máu não. 

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), thiếu máu não là một trong 3 loại bệnh gây tử vong cao nhất. Nếu người bệnh không bắt đầu điều trị từ những triệu chứng ban đầu, các cục máu đông có thể gây chít hẹp lòng mạch, dẫn đến các cơn thiếu máu đột ngột, nguy cơ gây tai nạn khi người bệnh đang làm việc trên cao, lái xe, bơi lội,… Thậm chí, thiếu máu não rất dễ dẫn đến đột quỵ, nguy cơ tử vong cao.

Dấu hiệu của thiếu máu não

Thiếu máu não được thể hiện ra bên ngoài bởi nhiều triệu chứng khác nhau và sẽ tùy vào từng mức độ nặng – nhẹ của người bệnh. Dấu hiệu thiếu máu não có thể tương đồng với biểu hiện của các bệnh hay gặp thường ngày như: 

1. Đau đầu

Đau đầu là hiện tượng hay gặp nhất ở bệnh nhân thiếu máu não. Thông thường, người bệnh thường bắt đầu với cảm giác đau nhói ở một vùng đầu cố định, sau đó sẽ lan ra khắp đầu và luôn có cảm giác căng nặng trong đầu.

2. Rối loạn giấc ngủ

Người bệnh có dấu hiệu trằn trọc không ngủ vào ban đêm hay giấc ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc giữa đêm, ngày ngủ gà ngủ gật.

roi loan giac ngu

3. Hoa mắt, chóng mặt, ù tai

Người bệnh cảm thấy choáng khi thay đổi tư thế ngồi, nằm và đi kèm với các hiện tượng hoa mắt, xây xẩm hoặc nôn ói hoặc ù tai, nghe kém, tầm nhìn kém.

4. Cơ thể mệt mỏi, trí nhớ suy giảm

Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu tập trung, bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu suy giảm trí nhớ và hiệu quả làm việc, học tập giảm sút.

Nguyên nhân gây ra thiếu máu não

Có nhiều nguyên nhân có khả năng dẫn đến tình trạng thiếu máu não, trong đó có thể kể đến các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Các loại bệnh như xơ vữa động mạch, thoái hóa đốt sống cổ, co mạch máu, cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì, mỡ trong máu, bệnh tim là tiền đề gây ra chứng thiếu máu não.

Chúng có khả năng làm tổn thương lòng mạch, chèn ép lên các mạch máu hoặc các chức năng bơm máu từ tim bị suy giảm, điều này dẫn đến chảy máu não. Nghiêm trọng hơn sẽ góp phần hình thành các mảng xơ vữa, cản trở đến dòng lưu thông máu lên não.

Ngoài ra, một số thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu não. Lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, hoặc có chế độ ăn uống nhiều chất béo và dầu mỡ, ít chất xơ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch, dễ dẫn đến tắc nghẽn thành mạch, gây nguy hiểm cho người bệnh.

lam dung chat kich thich

Không những thế, lối sống thụ động, ít luyện tập thể dục thể thao hay gối cao đầu khi ngủ, những người làm việc với điện thoại, máy tính trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến việc tuần hoàn máu lên não do dây thần kinh bị chèn ép.

Thường xuyên lao động trí óc với cường độ cao, hay gặp phải tình trạng căng thẳng, stress có thể gây ra các vấn đề về tuần hoàn não như cơn thiếu máu não thoáng qua, tai biến mạch máu não, đau nửa đầu,…

Những ai dễ bị thiếu máu não?

Thiếu máu não là bệnh lý thường gặp ở người trung niên, cao tuổi, những người có nhiều bệnh lý nền như huyết áp, béo phì, tiểu đường,…

Tuy nhiên thời gian gần đây, thiếu máu não đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh thiếu máu não ở người trẻ đang ngày càng phổ biến. Có thể bắt gặp ở nhóm người thường xuyên căng thẳng trong công việc, người lười vận động hay ăn uống không khoa học, sống trong môi trường ô nhiễm,…

Xem thêm: Thiếu máu não nên uống thuốc gì?

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu não

Thiếu máu não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, mỗi người cần quan tâm đến việc dự phòng và cải thiện bệnh khi có những dấu hiệu nhẹ ban đầu. Dưới đây là một số lời khuyên giúp phòng ngừa cũng như điều trị thiếu máu não cần lưu ý:

1. Sử dụng các sản phẩm bổ não

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chức năng hoặc các loại thuốc bổ não, tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện trí nhớ. Đồng thời chúng cũng là những trợ thủ đắc lực giúp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị cho các bệnh nhân thiếu máu não với các dấu hiệu như đau nửa đầu, rối loạn tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, mất ngủ,…

Tuy nhiên người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thực phẩm chức năng. Bởi một số thành phần trong thực phẩm chức năng phòng ngừa thiếu máu não như đinh lăng, đương quy, bạch quả (Ginkgo Biloba), việt quất… có thể kéo dài thời gian đông máu, chảy máu kéo dài, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Xem thêm: Top 6 thuốc bổ não tăng cường trí nhớ tốt nhất được khuyên dùng

2. Thực hiện các phương pháp hỗ trợ điều trị

Bấm huyệt là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị thiếu máu não hiệu quả. Nếu thường xuyên nhức đầu, có cảm giác nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt ù tai,… hãy xoa và ấn huyệt phong trì, bách hội trong khoảng 2-3 phút.

Đối với các dấu hiệu như ngủ không sâu giấc, giảm trí nhớ, có thể xoa xát lòng bàn chân 20 – 30 lần và lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo phương pháp châm cứu các huyệt đạo trên cơ thể như: bách hội, thượng tinh, thái dương, an miên, nhĩ môn thính cung, phong trì, ế phong, nội quan. Phương pháp này giúp đả thông ách tắc trong thành mạch máu, giúp lưu thông khí huyết, đồng thời giảm phù nề, giúp giảm các cơn đau đầu buồn nôn.

xong hoi

Không những vậy, xông hơi cũng được xem là một phương pháp hiệu quả trong việc làm giãn nở mạch máu dưới da, kích thích lưu thông khí huyết, từ đó giúp ngăn ngừa các nguy cơ tắc nghẽn thành mạch máu. Tuy nhiên, lưu ý, không nên xông hơi quá nhiều lần với nhiệt độ cao để tránh tác dụng ngược.

3. Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não

Cân bằng chế độ ăn uống với đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các thực phẩm bổ sung. Nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não có chứa vitamin A, chất đạm, sắt, vitamin C, magie, folate và vitamin B12.

Ngoài các loại cá béo, người bệnh còn cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu polyphenols như đậu, trà xanh, cacao,… Nên chú ý chế độ ăn nhiều rau xanh (cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh,…), ngũ cốc (hạt óc chó, hạt bí, quả hạch,…), trứng, nghệ,…

Bên cạnh đó cần hạn chế mỡ động vật, thức ăn nhanh, rượu bia, thuốc lá, cà phê cũng là điều cần ghi nhớ để bảo vệ bộ não của bạn.

4. Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý

Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý là cách phòng chống thiếu máu não và giúp quá trình lưu thông máu đến não tốt hơn.

Các chuyên gia khuyên rằng nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày cho việc vận động thông qua các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng như đi bộ, tập yoga, khiêu vũ, đạp xe,… để giúp não khỏe mạnh.

di bo

Không những thế, cần suy nghĩ tích cực, lạc quan và hạn chế làm việc quá sức, tránh căng thẳng và giảm stress. Dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc cũng là cách phòng tránh tình trạng thiếu máu não.

5. Theo dõi sức khỏe định kỳ

Việc theo dõi sức khỏe định kỳ giúp kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu tiềm ẩn dẫn đến chứng thiếu máu não. Các chuyên gia khuyên rằng, mỗi người nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe.

Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị chứng thiếu máu não thường gặp mà bạn có thể tham khảo. Tuy vậy, nếu các dấu hiệu trên xuất hiện thường xuyên và dai dẳng, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để tìm được liệu pháp thích hợp.