Điểm danh 10 cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì
Làm sao để tối ưu hóa chiều cao ở tuổi dậy thì hẳn là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ như gen di truyền, chế độ ăn uống, lối sống,… Trong đó, các yếu tố di truyền chiếm khoảng 60% sự phát triển chiều cao của trẻ, còn lại chịu ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng và tập luyện trong thời gian dậy thì.
Nói cách khác, tuổi dậy thì (14-18 tuổi với nữ và 16-20 tuổi ở nam) chính là khoảng thời gian vàng để trẻ phát triển vượt trội chiều cao. Dưới đây chính là 10 bí quyết để trẻ tăng chiều cao từ tuổi 14.
1. Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất
Cơ thể cần một lượng lớn năng lượng và các dưỡng chất cần thiết để xây dựng hệ xương, cơ bắp và phát triển chiều cao. Vậy nên, điều đầu tiên cũng là quan trọng nhất để tăng chiều cao ở tuổi dậy thì chính là xây dựng thực đơn cân bằng và đầy đủ các chất.

Trẻ sẽ cần thực phẩm ở cả 4 nhóm:
- Carbohydrate (bột đường): ngũ cốc, khoai, đậu, trái cây, sữa,…
- Protein (chất đạm): thịt, cá, trứng, sữa, nhất là các loại sữa tăng chiều cao và các chế phẩm từ sữa,…
- Lipit (chất béo): đậu phộng, mè, dầu oliu, mỡ, bơ, đậu nành,…
- Vitamin và khoáng chất: trái cây, các loại rau có lá thẫm màu, các loại rau củ có màu cam hoặc đỏ, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu,…
Ước tính mỗi ngày trẻ cần được cung cấp 200 – 400 calo cho sự phát triển toàn diện thể chất, trí não, đặc biệt là chiều cao. Khẩu phần ăn của trẻ cũng nên được chia nhỏ, vừa dễ cho cơ thể hấp thụ, vừa tránh tăng cân cũng như gây ngán cho trẻ.
Ngoài ra, uống đủ nước cũng vô cùng cần thiết, nhất là trong những ngày nắng nóng hoặc với trẻ hiếu động, thường xuyên vận động.
2. Bổ sung các thực phẩm tốt cho phát triển chiều cao
Bên cạnh việc ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, cha mẹ cũng cần lưu ý tăng cường bổ sung các thực phẩm giúp tăng chiều cao chứa nhiều canxi, đạm, kẽm cùng các vitamin và khoáng chất – những dưỡng chất vô cùng cần thiết để tăng chiều cao.
Một số thực phẩm giúp tăng chiều cao có thể dễ dàng tìm mua có thể kể đến như sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, thịt gà, hải sản, các loại đậu, ngũ cốc, chuối,… Chỉ cần một chút khéo léo, các bậc phụ huynh có thể cho bé một thực đơn vừa đủ chất lại vừa ngon miệng.
3. Tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm là con dao hai lưỡi, có thể thúc đẩy quá trình tăng trưởng chiều cao ở trẻ, cũng có thể làm chậm hoặc kết thúc sớm quá trình này. Chìa khóa nằm ở việc lựa chọn loại thực phẩm cho trẻ. Ngoài việc bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, đạm và các vitamin, khoáng chất cần thiết, cha mẹ cùng cần để trẻ tránh xa các thực phẩm sau:
Các loại thức ăn nhanh hoặc qua tinh chế: thường chứa nhiều hóa chất và các loại chất bảo quản, thứ có thể làm quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể kết thúc sớm hơn. Chúng thường trông có vẻ ngon và khá tiện lợi nhưng lại ít giá trị dinh dưỡng, đồng thời chứa nhiều carbohydrate có hại.
Vậy nên nếu muốn con mình cao hơn trong tương lai thì các bậc cha mẹ cần nghiêm khắc nói “không” với ánh mắt long lanh cùng những lời năn nỉ của trẻ trước những loại thực phẩm này.

Các loại nước ngọt, nước có gas: rất “được lòng” các bé nhưng lại hoàn toàn không phải sự lựa chọn khôn ngoan cho sức khỏe nói chung và chiều cao nói riêng bởi khả năng cản trở hấp thụ các vitamin và khoáng chất khác của cơ thể.
4. Sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng chiều cao
Với những trẻ có cơ địa kém hấp thụ thì việc sử dụng các thực phẩm chức năng giúp tăng chiều cao (thường gọi là thuốc tăng chiều cao) là một lựa chọn tốt. Các thực phẩm này giúp tăng cường khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng từ chế độ dinh dưỡng, luyện tập cũng như tối ưu hóa các yếu tố di truyền.
Ngoài ra, chúng cũng giúp cung cấp các dưỡng chất mà cơ thể không thể tự tổng hợp nhưng lại rất cần cho sự phát triển chiều cao, ví dụ như lysine hoặc vitamin D. Trong khi đó, một số thực phẩm khác giúp thúc đẩy sự hình thành hormone tăng trưởng GH của cơ thể.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tăng chiều cao, đa dạng về chủng loại (viên uống, viên nhai, sữa tăng chiều cao), thương hiệu, thành phần và mức giá để cha mẹ dễ dàng lựa chọn tùy theo tình trạng trẻ cũng như tài chính cá nhân.
Điều cần lưu ý là cha mẹ nên chọn mua hàng từ những nhà phân phối uy tín, sản phẩm đầy đủ tem mác, giấy chứng nhận,…để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, tiền mất mà lại tật mang.
5. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ chiếm vai trò không thể thay thế với sự phát triển chiều cao trong độ tuổi dậy thì của trẻ. Trong khi ngủ, thùy trước của tuyến yên tiết ra các hormone tăng trưởng GH. GH giúp cơ thể điều hòa tốc độ sản sinh năng lượng từ thực phẩm (nhờ sự chuyển hóa) và tổng hợp các chất béo, đạm và đường. GH cũng giúp điều hòa sự sản sinh các hồng cầu và làm tăng khối lượng cơ bắp. Quan trọng nhất, GH làm tăng sự sản sinh tế bào xương, khiến các xương dài ra và lớn lên để trẻ cao lớn hơn.

GH được giải phóng vào máu theo từng đợt cả đêm lẫn ngày với mức độ cao nhất vào ban đêm khi cơ thể đang ngủ, nhất là khi ngủ sâu. Vậy nên, có thể nói, thời lượng và chất lượng giấc ngủ quyết định khá nhiều chiều cao của trẻ. Bạn có thể chọn mua các sản phẩm bổ sung GH cho bé, trong đó GH Creation là dòng sản phẩm tăng chiều coa nổi tiếng của Nhật, được đánh giá cao về chất lượng.
Ngoài ra, trong khi ngủ, cơ thể còn diễn ra các quá trình tự phục hồi, sửa chữa các mô hư hỏng, từ đó ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển toàn diện. Các tổ chức y tế khuyến cáo, người lớn cần duy trì giấc ngủ từ 6 – 8 tiếng, trong khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển cần ngủ đủ 8 – 10 tiếng nếu muốn đạt chiều cao tuyệt đối. Một giấc ngủ ngắn tầm 30 phút vào giờ ngủ trưa cũng tốt cho sự tăng trưởng chiều cao đồng thời giúp trẻ có đủ năng lượng cho các hoạt động của cả buổi chiều.
6. Luyện tập thể dục thể thao và vận động
Ngoài thời gian ngủ, hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất khi cơ thể vận động. Đặc biệt, chơi các môn thể thao đòi hỏi giãn cơ nhiều như bóng rổ, bơi lội hoặc tập thể dục nhịp điệu, yoga, các bài tập tăng chiều cao… sẽ giúp tối ưu hóa chiều cao ở độ tuổi dậy thì.
Vận động cũng giúp tăng cường trao đổi chất, giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn, cơ thể phát triển khỏe mạnh và cân đối hơn.
7. Tắm nắng thường xuyên
Nghe có vẻ không liên quan lắm nhưng tắm nắng hợp lý có thể cải thiện kha khá chiều cao của trẻ. Hẳn bậc phụ huynh nào cũng biết vitamin D vô cùng cần thiết cho sự phát triển xương. Đây là dưỡng chất quan trọng trong một số các quá trình của cơ thể, đặc biệt là chuyển hóa canxi và khoáng hóa xương. Bổ sung đủ vitamin D là một trong những cách giúp tăng chiều cao ở tuổi dậy thì.
Tuy nhiên, cơ thể không thể tự tổng hợp vitamin này mà cần tới sự giúp đỡ của ánh nắng mặt trời. Đây chính là lý do các tổ chức y tế khuyến khích trẻ tắm nắng thường xuyên.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý những điều sau:
- Nên phơi nắng trong khoảng từ 7 – 9 giờ sáng. Sau khoảng thời gian này, ánh nắng có thể quá gắt và trở nên có hại cho da.
- Không bôi kem chống nắng và cố gắng để nhiều phần da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhất có thể. Điều này sẽ giúp cơ thể tổng hợp được nhiều vitamin D hơn.
8. Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý
Thừa cân, béo phì sẽ khiến cơ thể trẻ mất cân đối và trông có vẻ thấp hơn thực tế. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở đó, thừa cân hoàn toàn có thể khiến trẻ bị thấp đi bởi áp lực dồn lên các xương và khớp. Các khớp phải gánh chịu áp lực lớn trở nên yếu và dễ bị tổn thương trong khi quá trình cốt hóa ở các xương giảm hoặc hoàn toàn bị đình trệ, dẫn tới sự kéo dài xương kết thúc sớm hơn, khiến trẻ không thể phát triển hết tiềm lực sẵn có.
Bên cạnh đó, thừa cân cũng khiến trẻ khó khăn trong vận động, mất tự tin với bạn bè và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác như xương khớp, tiểu đường,…
Vậy nên, cha mẹ cần theo dõi chỉ số BMI của trẻ để duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, giúp trẻ cao hơn kể cả khi đã kết thúc giai đoạn dậy thì.
9. Duy trì các tư thế tốt
Lối sống hiện đại khiến trẻ sử dụng TV, điện thoại, máy tính bảng, laptop,… với tần suất nhiều hơn hẳn. Với các tư thế như gù lưng, cúi đầu, nằm hoặc đặt các thiết bị trên đùi khi sử dụng quá lâu ngoài việc làm giảm thị lực còn khiến trẻ trông có vẻ thấp hơn thực tế khá nhiều.
Nếu duy trì các tư thế bất lợi này trong thời gian dài, trẻ hoàn toàn có thể bị gù lưng, cong vẹo cột sống, thậm chí mất đường cong sinh lý, gây tâm lý mất tự tin trước đám đông.

Việc duy trì các tư thế đi, đứng ngồi tốt vừa tránh đau nhức ở các khớp vừa giúp trẻ tự tin và cao hơn. Các bậc phụ huynh cũng nên quan tâm đến tư thế của bé khi ngủ vì chúng cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên của trẻ.
10. Tránh sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn
Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của các chất kích thích như thuốc lá, ma túy, rượu bia,… đến sự phát triển trẻ vị thành niên, cũng như những ai muốn tăng chiều cao sau dậy thì. Các chất này có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào, từ đó kìm hãm sự phát triển của cơ thể. Bằng cách tránh xa các chất kích thích, cơ thể được tự do sử dụng các tiềm lực từ chế độ ăn uống cũng như tập luyện để phát triển tối ưu chiều cao trong giai đoạn dậy thì.