Glucosamine có tác dụng phụ không? Đó là những tác dụng phụ nào? Biểu hiện ra sao? Cần lưu ý những gì để không gặp phải tác dụng phụ của Glucosamine? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết, rõ ràng trong bài viết dưới đây.
Glucosamine là gì?
Glucosamine là một loại đường amin tự nhiên được tổng hợp bởi cơ thể, là thành phần cấu tạo nên chất lỏng và các mô đệm của khớp. Ngoài ra, đây cũng là chất có nhiều ở các loài động vật có vỏ, là thành phần hình thành phần vỏ cứng của động vật (các loài tôm, cua,…)
Cũng giống như khả năng tự tổng hợp chất béo, chất đường,… khả năng tự tổng hợp glucosamine của cơ thể giảm dần khi độ tuổi con người càng cao, đây là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, glucosamine là một trong những chất quan trọng nên được bổ sung để duy trì hoạt động của xương, khớp.

Công dụng của Glucosamine?
Glucosamine có vai trò quan trọng trong việc hình thành và tái tạo mô sụn, hạn chế được những trường hợp sụn bị tổn thương do thiếu chất hoặc do chấn thương.
Glucosamine có thể làm giảm những cơn đau do viêm xương khớp đầu gối, xương khớp hông, xương khớp tay hoặc cột sống.
Ngoài ra, glucosamine có khả năng ức chế sự hoạt động của các enzym có hại cho sụn, bảo vệ sụn khỏi tình trạng bị phân hủy sớm bởi độ tuổi lão hóa của cơ thể.
Bên cạnh đó, glucosamine hoạt động như một chất keo có khả năng tăng liên kết các tế bào xương, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, ngăn ngừa loãng xương.
Glucosamine còn giúp tăng sự sản xuất chất nhầy bôi trơn sụn khớp. Nhờ đó, hợp chất này giúp cơ thể ngăn ngừa tình trạng đau xương khớp, khó khăn khi vận động, tránh gây lệch xương, tổn thương xương,…
Xem thêm đánh giá về sản phẩm Glucosamine Nhật Orihiro.
Ngoài việc hỗ trợ ngăn ngừa và chữa trị các chứng bệnh về xương khớp, glucosamine còn có công dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm bàng quang kẽ do thiếu hụt hợp chất glycosaminoglycan – hợp chất được tổng hợp nhờ glucosamine.
Glucosamine còn có chức năng kháng viêm nhờ bổ sung glycosaminoglycan, từ đó, các triệu chứng viêm đường ruột cũng thuyên giảm sau một thời gian sử dụng glucosamine.
Glucosamine cũng được ứng dụng trong quá trình điều trị bệnh tăng nhãn áp nhờ vào khả năng chống viêm và chống oxy hóa võng mạc. Một lượng glucosamine hợp lý, đủ liều lượng sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho đôi mắt của bạn.

Tác dụng phụ của Glucosamine
Trên thế giới, việc sử dụng glucosamine để điều trị viêm xương khớp, thoái hóa khớp vẫn đang là một vấn đề có nhiều tranh cãi, chưa được thống nhất hoàn toàn.
Tại Việt Nam, sản phẩm chứa glucosamine được bày bán rộng rãi, tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm glucosamine chất lượng vẫn tồn tại nhiều hàng giả, hàng nhái, sản phẩm kém chất lượng.
Nhìn chung, nếu sử dụng đúng cách và đúng liều thì glucosamine khá an toàn. Tác dụng phụ của glucosamine nếu có thì khá ít như: đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy, đau đầu, phát ban.
Bên cạnh đó, có thể do cơ địa của mỗi người mà người dùng glucosamine cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác.
Những loại thực phẩm chức năng chứa glucosamine có nguồn gốc từ động vật có vỏ có thể gây kích ứng. Vì thế, những người bẩm sinh bị dị ứng với động vật có vỏ (hải sản) nên tránh dùng glucosamine.
Những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị bệnh hen suyễn nên tránh dùng glucosamine để trị viêm xương khớp bởi hợp chất này sẽ khiến tình trạng hen nặng hơn.

Uống glucosamine có thể gây ra một số phản ứng bất lợi như: buồn nôn, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón và đau/nhạy cảm ở thượng vị, đau đầu, ngủ gà và mất ngủ, phản ứng trên da như đỏ da và ngứa.
Glucosamine ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong máu, gây huyết áp cao, làm lượng đường trong máu tăng. Những người bị tiểu đường hoặc huyết áp cao cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi dùng glucosamine.
Hợp chất glucosamine gây tăng lượng insulin trong máu, không chỉ là nguyên nhân gây tăng đường huyết, tăng huyết áp mà còn làm tăng cholesterol trong máu.
Vì gây ảnh hưởng đến đường huyết và huyết áp nên glucosamine sẽ gây bất lợi cho những ai đang cần phẫu thuật. Bạn nên tránh dùng glucosamine ít nhất 2 tuần trước ngày phẫu thuật.
Cần lưu ý gì để hạn chế tác dụng phụ của Glucosamine?
1. Lựa chọn sản phẩm Glucosamine chính hãng
Các vấn đề xương khớp, thoái hóa khớp, viêm sụn,… là những vấn đề phổ biến, thường gặp ở những người cao tuổi.
Với chức năng chuyên điều trị các bệnh phổ biến ấy, glucosamine đang dần được quảng cáo, bày bán và tiêu thụ rộng rãi. Vì thế, tình trạng lưu hành chế phẩm từ glucosamine thật hay giả càng khó kiểm soát hơn.
Cách tốt nhất cho người tiêu dùng là nên tìm hiểu những cách phân biệt hàng chất lượng hay thông qua các dấu hiệu: Hàng thật sẽ có đầy đủ các thông tin thành phần, công dụng, cách dùng, hạn sử dụng, nhà sản xuất, nơi phân phối, tem chống giả,…
Tem chống giả trên hàng thật có đặc điểm: Hiện lên dòng chữ “C54 Bộ Công an” được ẩn trong tem chỉ khi được chiếu đèn hồng ngoại vào. Ngoài ra, dòng chữ “hạn sử dụng” của hàng thật được khắc bằng laser, có độ nhám nhẹ.
Việc chọn mua sản phẩm chính hãng một cách cẩn trọng, kỹ càng sẽ tránh cho bạn trường hợp “tiền mất tật mang” đáng tiếc, ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe và hiệu quả phòng, trị bệnh của bạn.

2. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm
Nhiều người thường bỏ qua những nội dung trong tờ hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Sự chủ quan cho rằng bản thân đã từng nghe đến sản phẩm này, đã từng thấy bạn bè sử dụng và đạt được hiệu quả tốt vô cùng,… rồi sau đó mặc nhiên sử dụng liều lượng mà bản thân cho là hợp lý.
Điều này gây hại vô cùng đến sức khỏe của bạn, có khi bệnh cũ không chữa lành lại còn sinh ra bệnh mới. Chính vì thế mà việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm trước khi dùng là vô cùng quan trọng.
Tất cả những thông tin về thành phần, công dụng, liều dùng, cách dùng, cách bảo quản và các chống chỉ định đều được nhà sản xuất chú trọng liệt kê tỉ mỉ. Tuân theo hướng dẫn sử dụng sẽ giúp cho việc dùng glucosamine hiệu quả và an toàn hơn.
3. Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn
Những đối tượng như: phụ nữ mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú, trẻ dưới 18 tuổi, người bị hen suyễn, bị huyết áp cao, tiểu đường, người dễ dị ứng với các chế phẩm từ động vật,… đều nằm trong diện nên cân nhắc trước khi sử dụng sản phẩm.
Giải pháp an toàn và đáng tin cậy nhất là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đạt hiệu quả trị bệnh như mong muốn.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, khoảng từ 1200mg – 1500mg mỗi ngày là lượng glucosamine lý tưởng nên bổ sung cho cơ thể. Nếu cơ thể hấp thụ tốt thì có thể giảm liều lượng xuống, cơ thể kém hấp thu thì tăng lên.
Tuy nhiên, trên thực tế, liều lượng glucosamine mỗi ngày bao nhiêu còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Do đó, để biết được cơ thể của mình cần một lượng phù hợp và cần thiết là bao nhiêu, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn.
Glucosamine là hợp chất tốt cho xương, sụn, tuy nhiên không nên lạm dụng các sản phẩm từ glucosamine. Sử dụng quá nhiều khiến gan làm việc “vất vả” hơn để đào thải lượng glucosamine dư thừa, đôi khi còn gây tác dụng phụ không mong muốn.
Các chuyên viên y khoa sẽ gợi ý cho bạn một chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ tốt cho việc bổ sung và hấp thu glucosamine lành mạnh nhất.
Glucosamine là lựa chọn phù hợp cho những ai muốn cải thiện sức khỏe xương khớp của mình. Sản phẩm tuy mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống xương, sụn nhưng không phải dùng càng nhiều càng tốt, ai ai cũng dùng được.
Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ về thông tin sản phẩm, các chống chỉ định cũng như hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng glucosamine một cách an toàn, lành mạnh và hiệu quả nhất.