Suy giảm trí nhớ: Nguyên nhân và biện pháp cải thiện

Image

Suy giảm trí nhớ được biết đến là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên trên thực tế ngày càng có nhiều người trẻ mắc phải căn bệnh này. Để hiểu rõ về các nguyên nhân cũng như biện pháp phòng ngừa suy giảm trí nhớ hiệu quả, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Suy giảm trí nhớ là gì? Ai dễ bị suy giảm trí nhớ?

Suy giảm trí nhớ là hiện tượng não bộ bị suy giảm chức năng hoặc quá trình vận chuyển thông tin về vỏ não bị ngưng trệ. Bệnh này được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như suy giảm nhận thức, suy giảm trí nhớ,… Dù với bất cứ tên gọi nào thì đây đều là từ để diễn tả tình trạng trí nhớ và não bộ sa sút theo thời gian.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu rằng có đến 85% người dưới 50 tuổi ít nhất 1 lần gặp phải vấn đề về trí nhớ kém. Trong đó có đến 20-30% là người dưới 30 tuổi.

Các số liệu thống kê trên cho thấy tình trạng suy giảm trí nhớ đang ngày càng đáng báo động ở người trẻ, có nguy cơ diễn tiến thành hội chứng sa sút trí tuệ ở độ tuổi lớn hơn, đặc biệt trong số đó phải kể đến căn bệnh Alzheimer.

bieu hien suy giam tri nho

Suy giảm trí nhớ nguy hiểm như thế nào?

Theo nghiên cứu, từ 20 tuổi trở đi, các tế bào thần kinh ở người đã bắt đầu thoái hóa. Từ tuổi 25 trở đi, mỗi ngày có đến 3.000 tế bào não chết đi nhưng không sản sinh thêm.

Trong khi đó, các yếu tố bên ngoài và gốc tự do bên trong cơ thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực khiến tế bào thần kinh thoái hóa mạnh hơn. Điều này gây ảnh hưởng đến trí nhớ, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người trẻ. Cụ thể, suy giảm trí nhớ sẽ ảnh hưởng đến các khía cạnh của đời sống như:

Về công việc

Người bị suy giảm trí nhớ thường có dấu hiệu lơ đãng, thiếu tập trung vào công việc. Khả năng ghi nhớ giảm nên khiến tư duy, trí nhớ sa sút theo. Do đó, người bệnh thường sẽ phản ứng chậm với mọi thứ hơn người bình thường và đặc biệt là không còn khả năng đáp ứng được các yêu cầu công việc, bài học.

cong viec qua tai

Về cuộc sống

Người bệnh suy giảm trí nhớ có thể sẽ có biểu hiện tiêu cực ở những việc đơn giản như: ra khỏi nhà quên khóa cửa, đi mua đồ quên mang tiền, không nhớ ví, chìa khóa, điện thoại để ở đâu,… Lâu dần sẽ khiến người bệnh thay đổi tâm trạng lẫn hành vi, luôn cảm thấy cáu gắt, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh họ.

Về sức khỏe

Nếu tình trạng suy giảm trí nhớ không được giải quyết kịp thời trong vòng 3 năm thì có thể sẽ dẫn đến chứng sa sút trí tuệ. Khi đó, não bộ mất hẳn khả năng điều khiển các cơ quan chức năng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Suy giảm trí nhớ là nguyên nhân dẫn đến teo não, chết tế bào não, tổn thương mạch máu não, tổn thương chất trắng não.

Nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ thường bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

1. Ảnh hưởng từ gốc tự do

Các gốc tự do được sinh ra trong quá trình chuyển hóa tự nhiên thường tác động lên các mô chứa nhiều lipid, đặc biệt là não (nơi chiếm đến 60% lipid của toàn cơ thể). Ở người trẻ, các hoạt động chuyển hóa diễn ra mạnh hơn, sinh ra nhiều gốc tự do và tăng nguy cơ gây hư hỏng các tế bào thần kinh nhất.

Hơn nữa, nếu cơ thể tiêu thụ số lượng lớn và liên tục các sản phẩm thức ăn nhanh, nhiều năng lượng, các chất kích thích hoặc luôn ở trong trạng thái stress, mất ngủ,… sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ.

2. Trầm cảm và stress

Áp lực từ công việc, học hành, môi trường sống bị ô nhiễm,… dễ khiến con người bị stress. Thần kinh căng thẳng dẫn đến khó tập trung do tác động trực tiếp lên trung tâm thần kinh nhận thức, từ đó làm giảm tốc độ phản ứng với sự vật, khiến cơ thể khó tập trung, dễ bị phân tán tư tưởng và giảm khả năng xử lý vấn đề.

3. Rối loạn giấc ngủ

Giấc ngủ là thời gian cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng và đào thải độc tố, đồng thời khi ngủ, sóng não sẽ được tạo ra để lưu trữ và chuyển thông tin đến vỏ não trước trán rồi lưu giữ ký ức tại đây.

Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc hoặc mất ngủ sẽ làm luồng thông tin về vỏ não ngưng trệ, làm mất trí nhớ ngắn hạn (mau quên). Vậy nên cần ngủ đủ 7- 8 tiếng một ngày, phải ngủ đủ sâu, tránh tình trạng mệt mỏi, uể oải sau khi thức giấc.

Để ngủ ngon thì chúng ta cần tự loại bỏ áp lực, duy trì chế độ ăn uống dinh dưỡng, vận động khoa học. Đặc biệt là hạn chế hoặc không sử dụng chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá,… Khi đó, não bộ sẽ được phục hồi, các nguy cơ tổn thương, suy giảm trí nhớ cũng được kiểm soát.

roi loan giac ngu

4. Công việc quá tải

Khi chúng ta làm quá nhiều việc thì bộ não sẽ bị quá tải và đó chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người trẻ. Cách tốt nhất là nên tập trung làm tốt một việc ở mỗi thời điểm thích hợp, sắp xếp sao cho hợp lý, tránh dồn nhiều việc cùng lúc để hạn chế áp lực lên não.

5. Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt

Dinh dưỡng là yếu tố cực kỳ quan trọng để duy trì bộ não khỏe mạnh. Thiếu chất sắt có thể sẽ làm cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao. Nếu thiếu vitamin nhóm B (B1 và B12) sẽ cản trở việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh. Bạn cũng nên bổ sung các loại thuốc bổ não có chứa thành phần Ginkgo Biloba để cải thiện trí nhớ, tăng cường chức năng não bộ.

Xem thêm: Top 6 thuốc bổ não tăng cường trí nhớ được khuyên dùng hiện nay

Tại sao độ tuổi suy giảm trí nhớ ngày càng trẻ hóa?

Theo các chuyên gia đã nghiên cứu, nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi có thể là do áp lực cuộc sống, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thói quen sống không lành mạnh,… Nếu duy trì trạng thái này lâu dần, hiện tượng thoái hóa thần kinh sẽ diễn ra khiến khả năng tư duy, làm việc sẽ giảm sút theo.

Biện pháp cải thiện và tăng cường trí nhớ

Tập luyện trí não: Tập luyện tinh thần, trí óc 15 phút mỗi ngày có thể giúp bộ não phát triển, từ đó cải thiện trí nhớ.

Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bảo vệ não, cải thiện chức năng ghi nhớ ở những người bị Alzheimer sớm. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn, làm căng và giữ độ săn chắc da.

Thiền: Thường xuyên thực hành thiền định đưa đến những lợi ích tích cực như tăng độ linh hoạt và duy trì sự khỏe mạnh cho não bộ.

ngoi thien

Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc từ 7-9 tiếng sẽ giúp não bộ tăng khả năng tạo và lưu trữ những ký ức dài hạn.

Giảm lượng đường dung nạp vào cơ thể: Sử dụng nhiều thực phẩm chứa đường không chỉ gây hại cho cơ thể mà còn có thể gây ra các dấu hiệu suy giảm trí nhớ, thậm chí là bệnh Alzheimer.

Tránh chế độ ăn nhiều calo: Chế độ ăn nhiều calo, gây ra béo phì cũng là một nguyên nhân có thể gây ra suy giảm trí nhớ.

Ăn socola đen, cacao: Chúng sẽ giúp tăng cường chức năng não nhờ việc cải thiện lưu lượng máu đến não. Tuy nhiên vì không thêm nhiều đường vào chế độ ăn, nên cân nhắc việc sử dụng socola đen ít hoặc không có đường.

socola den

Hy vọng bài viết trên cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích về nguyên nhân suy giảm trí nhớ và các biện pháp cải thiện phù hợp nhất với bản thân.