Mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và những lưu ý cần biết

Giấc ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng sau một ngày hoạt động. Vì vậy, nếu mất ngủ thường xuyên, cơ thể sẽ ngay lập tức rơi vào trạng thái mệt mỏi, khiến sinh hoạt hàng ngày và công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó, chất lượng cuộc sống cũng bị giảm sút, gây ra nhiều hệ lụy về sau.

Mất ngủ là bệnh gì? Các dạng mất ngủ thường gặp

Về cơ bản, mất ngủ là hiện tượng rối loạn giấc ngủ, có thể bao gồm ngủ không đủ giờ, không đủ sâu, ngủ chập chờn và khó đi vào giấc.

Ngoài ra, chứng bệnh này còn bao gồm tình trạng thức giấc nhiều lần trong khi ngủ, hoặc khi thức dậy luôn cảm thấy mệt mỏi, nên không có năng lượng để hoạt động vào ngày tiếp theo.

Hiện nay, các chuyên gia thường chia mất ngủ thành 2 dạng: mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính. Trong đó, mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần. Mất ngủ mạn tính kéo dài hơn, thường xuất hiện liên tục từ 1 tháng trở lên, kéo theo nhiều hậu quả về sức khỏe lẫn tinh thần.

khong-ngu-duoc

Mất ngủ có tác hại gì? Nguy hiểm không?

Dù bị mất ngủ cấp tính hay mất ngủ mạn tính, bạn đều phải đối mặt với nhiều tác hại do chứng bệnh này gây ra. Trước tiên, mất ngủ làm bạn không thể tỉnh táo và tập trung, cơ thể trở nên mệt mỏi và kém linh hoạt, khiến năng suất làm việc và học tập bị giảm sút.

Bên cạnh đó, mất ngủ còn đẩy nhanh quá trình lão hóa, làm chậm quá trình phục hồi vết thương trên da. Trong trường hợp mất ngủ thường xuyên, tinh thần cũng bị ảnh hưởng, khiến bạn hay khó chịu và cáu gắt. Từ đó dẫn đến nguy cơ trầm cảm tăng cao.

Nghiêm trọng hơn, mất ngủ cũng gây ra nhiều tác hại nguy hiểm. Bởi nếu tình trạng này kéo dài, bạn có thể gặp ảo giác, dễ gây ra tai nạn khi tham gia giao thông hay vận hành máy móc. Đồng thời, với tình trạng mất ngủ mạn tính, nguy cơ mắc phải bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2 và một số loại ung thư cũng cao hơn bình thường.

Những triệu chứng thường gặp

Mất ngủ đi kèm với những triệu chứng quen thuộc với hầu hết mọi người. Khi phải đối mặt với chứng bệnh này, bạn thường cảm thấy khó ngủ vào ban đêm. Kể cả khi ngủ được cũng nhiều lần bất chợt tỉnh dậy. Những lúc như thế, bạn rất khó để đi vào giấc ngủ trở lại.

Người bị mất ngủ thường xuyên thức dậy sớm, khiến cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày. Khi thức dậy, bạn cũng không hề cảm thấy tỉnh táo hay thư giãn. Điều này dẫn đến khả năng tập trung giảm sút, những khó chịu và lo lắng về giấc ngủ cũng dần tăng cao.

Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ

Có vô vàn yếu tố là “thủ phạm” đằng sau tình trạng mất ngủ phiền toái. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến nhất:

Những áp lực từ công việc, học tập, chuyện gia đình, tình cảm,… khiến bạn stress, lo âu, phải suy nghĩ nhiều vào ban đêm, dẫn đến tình trạng khó ngủ. Bên cạnh đó, các yếu tố từ môi trường xung quanh như tiếng ồn, nhiệt độ, ánh sáng,… cũng có thể tác động đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

su-dung-dien-thoai-truoc-khi-ngu

Nếu bạn có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, mất ngủ là tình trạng sớm muộn cũng xảy ra. Một vài thói quen không tốt cho giấc ngủ phải kể đến ăn quá no vào ban đêm, tập thể dục quá muộn, ngủ quá nhiều vào ban ngày, lạm dụng chất kích thích hoặc các thiết bị điện tử.

Tình trạng khó ngủ còn xuất hiện khi chênh lệch múi giờ trong các chuyến đi. Mặt khác, thay đổi lịch làm việc một cách đột ngột cũng có thể gây ra tình trạng tương tự.

Ngoài ra, một vài loại thuốc khi sử dụng trong thời gian dài sẽ gây mất ngủ. Một số bệnh như rối loạn sức khỏe tâm thần, viêm dạ dày, tiểu đường, viêm khớp,… thường kèm theo những triệu chứng khó chịu và dai dẳng vào ban đêm. Vì vậy, khi mắc phải những căn bệnh này, bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn nhiều lần.

Đối tượng có nguy cơ bị mất ngủ cao

Mất ngủ là tình trạng có thể xảy ra ở mọi đối tượng cùng mọi lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, một vài đối tượng thường phải đối mặt với tình trạng này nhiều hơn những người khác.

Cụ thể, phụ nữ dễ gặp mất ngủ hơn so với nam giới. Bởi sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt và thời kỳ mãn kinh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, làm gián đoạn những giấc ngủ bình thường. Không chỉ vậy, mất ngủ cũng thường xuất hiện trong giai đoạn mang thai của các chị em.

Mất ngủ còn xuất hiện nhiều ở những người trên 60. Theo nhiều nghiên cứu, chứng mất ngủ có xu hướng tăng dần theo tuổi tác. Độ tuổi trên 60 lại dễ gặp phải nhiều căn bệnh mạn tính khác nhau, khiến mất ngủ trở thành một tình trạng thường gặp.

Ngoài ra, những người gặp phải các vấn đề ở thể chất, tinh thần, thường xuyên bị căng thẳng hoặc phải di chuyển nhiều nơi cũng dễ bị tình trạng mất ngủ làm phiền.

Cách chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

Để chữa mất ngủ ngay tại nhà, bạn có thể tham khảo và áp dụng một vài biện pháp đơn giản sau đây:

1. Sử dụng thực phẩm giúp ngủ ngon

Thay vì uống thuốc an thần có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, những thực phẩm giúp ngủ ngon là một lựa chọn phù hợp hơn với những ai đang bị tình trạng mất ngủ quấy rầy.

Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn nên bổ sung một số loại thực phẩm được chứng minh về khả năng đem tới những giấc ngủ sâu. Chẳng hạn như các loại ngũ cốc nguyên hạt, sữa tươi, sữa chua hay các chế phẩm từ đậu nành.

sua-tuoi

Bên cạnh đó, các loại cá giàu axit omega 3 như cá thu, cá hồi, cá ngừ, thực phẩm giàu chất xơ và một vài loại trái cây quen thuộc như chuối, kiwi, táo, dâu tằm,… cũng giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng.

Song song với chế độ dinh dưỡng khoa học, bạn nên cân nhắc sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ. Các thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon hiện nay vô cùng đa dạng, nhưng tốt nhất, bạn chỉ nên lựa chọn những sản phẩm đến từ những thương hiệu uy tín.

Một vài sản phẩm đang được nhiều người ưa chuộng trên thị trường phải kể đến như viên uống OTiV, Trunature Ginkgo Biloba 120mg, Nature’s Bounty Ginkgo Biloba 60mg, Natrol Melatonin 5mg,… Những sản phẩm này đều được sản xuất từ những thương hiệu hàng đầu nước Mỹ.

Ngoài ra, một số thực phẩm chức năng đến từ Úc như viên uống Blackmores Ginkgoforte, Blackmores Valerian Forte,… cũng được đông đảo khách hàng tìm đến khi bị chứng mất ngủ làm phiền.

Xem thêm: Top 5 thực phẩm bổ sung hỗ trợ ngủ ngon phổ biến

2. Ngâm chân trước khi ngủ

Ngâm chân là phương pháp điều trị mất ngủ từ y học cổ truyền. Theo đó, phương pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu, giải tỏa căng thẳng, nâng cao hệ miễn dịch và điều hòa hoạt động của những cơ quan bên trong cơ thể. Không chỉ vậy, ngâm chân còn giúp làm dịu hệ thần kinh trung ương.

Từ những công dụng tuyệt vời trên, ngâm chân sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc. Một số yếu tố cản trở giấc ngủ như tình trạng đau nhức xương khớp cũng được cải thiện, giúp bạn ổn định giấc ngủ lâu dài.

Với phương pháp này, bạn cần ngâm chân với nước ấm trong khoảng 15 – 20 phút trước khi đi ngủ. Bạn có thể kết hợp nước ấm với muối, nước ấm với gừng tươi hoặc đun nước từ ngải cứu, lá lốt,… để hiệu quả được tăng cường.

ngam-chan-truoc-khi-ngu

3. Xoa bóp, bấm huyệt

Xoa bóp, bấm huyệt giúp đả thông kinh mạch, cải thiện khả năng đào thải độc tố của cơ thể. Đồng thời, phương pháp này còn cân bằng 2 luồng khí âm – dương và ổn định hệ thần kinh, giúp người bệnh dễ dàng có được những giấc ngủ êm ái mà không cần đến thuốc giúp ngủ ngon.

Về cơ bản, xoa bóp, bấm huyệt có thể hỗ trợ điều trị mất ngủ cấp tính, đau đầu, đau nhức xương khớp, rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, đây là phương pháp không hiệu quả với trường hợp đau đầu mạn tính hay các trường hợp do trầm cảm nặng gây ra.

Để xoa bóp, bấm huyệt chữa mất ngủ, bạn có thể chọn xoa bấm một số huyệt quen thuộc như huyệt Ấn Đường nằm trên đỉnh mũi và giữa 2 lông mày, huyệt Thái Dương nằm giữa đuôi lông mày và đuôi mắt, huyệt Thiên Trụ nằm phía sau gáy hay huyệt Thái Xung nằm trên mu bàn chân,…

Khi xoa bóp, bấm huyệt, bạn chú ý nên thả lỏng toàn thân và kiểm soát lực xoa bấm từ nhẹ đến mạnh.

4. Uống trà thảo mộc giúp ngủ ngon

Đây là phương pháp chữa mất ngủ vô cùng quen thuộc với tất cả mọi người. Trà thảo mộc được bào chế từ nguyên liệu thiên nhiên nên có tính an toàn cao, lại thuận tiện trong việc sử dụng với hương vị dễ uống.

Song song với tác dụng chữa mất ngủ, trà thảo mộc còn làm dịu tinh thần, trấn an não bộ để tình trạng căng thẳng được thuyên giảm. Từ đó, chất lượng giấc ngủ được cải thiện, thời gian ngủ cũng được kéo dài, giúp nâng cao sức khỏe tổng thể của bạn.

uong-tra-thao-moc

Một số loại trà thảo mộc giúp ngủ ngon phải kể đến trà tim sen, trà hoa hòe, trà gừng mật ong, trà hoa cúc, trà bạc hà, trà hoa hồng, trà nghệ,… Với các loại trà này, bạn có thể mua dạng trà túi lọc được bào chế sẵn. Tuy nhiên tốt hơn cả, bạn vẫn nên chọn các loại trà tươi hoặc trà sấy khô, để nhận được hiệu quả tối ưu.

Xem thêm: 7 Cách chữa mất ngủ hiệu quả tại nhà không dùng thuốc

Lưu ý cần nhớ để có giấc ngủ ngon

Để có được những giấc ngủ ngon như mong muốn, bạn nên thiết lập một đồng hồ sinh học với bản thân. Điều này có nghĩa bạn cần đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, để đưa cơ thể vào một chu kỳ ngủ – thức nhất định.

Bạn nên dành thời gian tập thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ với một chế độ dinh dưỡng khoa học. Bạn cũng cần tránh xa các chất kích thích và tuyệt đối không được dùng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 30 – 60 phút. 

Đặc biệt, bạn lưu ý không nên ăn và uống quá nhiều vào buổi tối, để tránh làm áp lực cho bàng quang và dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng tập luyện thể thao sát giờ đi ngủ nữa nhé!

Quan trọng nhất, bạn cần giữ tâm trí của mình luôn thoải mái. Nếu thường xuyên căng thẳng dẫn đến mất ngủ, bạn đừng quên nghe những bản nhạc nhẹ nhàng hoặc tìm hiểu về thiền và áp dụng phương pháp này. Có thể tình trạng mất ngủ của bạn sẽ có được sự chuyển biến tích cực nhanh chóng.