Hướng dẫn lăn kim tại nhà, những lưu ý trước và sau khi lăn kim

Da mặt đỏ bừng, có hiện tượng rỉ máu hay da bị bong tróc,… là những điều mà người ta thường nghe khi nói về lăn kim. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, lăn kim lại là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả rõ rệt trong điều trị sẹo, nám, mụn,… được nhiều chị em yêu thích và đánh giá cao.

Vậy bạn đã lăn kim tại nhà lần nào chưa? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách lăn kim tại nhà và những lưu ý trước sau khi lăn kim. Hãy cùng theo dõi để thực hiện ngay nhé!

Tự lăn kim tại nhà có tốt không?

Trước hết, lăn kim là phương pháp trị liệu trực tiếp tạo ra những tổn thương vi điểm. Sau đó dựa trên cơ chế tự làm lành của làn da để loại bỏ đi tế bào cũ, sản sinh tái tạo tế bào mới lấp đầy những vết sẹo lõm và nuôi dưỡng bề mặt da tươi trẻ rạng rỡ hơn.

Phương pháp này cần có một liệu trình dài chứ không đơn giản chỉ thực hiện một lần hay hai lần. Đó cũng là lý do nhiều người không đủ khả năng để sử dụng liệu trình lăn kim có phần “đắt đỏ” ở spa mà phải tự lăn kim tại nhà.

Vậy lăn kim tại nhà có tốt không? Câu trả lời không thể khẳng định có hay không 100% bởi lăn kim tại nhà có ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm nhất định. 

Cải thiện tình trạng da hiệu quả

Với con lăn thiết kế có từ 150-200 đầu kim có độ dài từ 0.2-0.5 milimet, lăn kim tạo ra những vết thương cực kỳ nhỏ trên bề mặt da. Từ đó, kích thích sự hình thành collagen và elastin bên dưới da. Đồng thời, tạo điều kiện cho các dưỡng chất thoa trên bề mặt da thấm sâu dễ dàng, nuôi dưỡng cải thiện làn da tối đa. 

Theo nghiên cứu của các bác sĩ da liễu, lăn kim tại nhà giúp tăng sinh collagen và elastin gấp 400% trong vòng 1 tháng. Làn da căng mướt, tươi sáng và trong trẻo hơn nhận thấy được rõ rệt. 

Nguy hiểm khi lăn kim tại nhà

Nếu chỉ lăn kim tại nhà, không áp dụng thêm các liệu pháp điều trị khác như:bắn laser, chiếu đèn diệt khuẩn, vệ sinh da,… thì hiệu quả mang lại không cao và không lâu dài. 

Lăn kim tạo ra vết thương trên da nên những thiết bị thực hiện phải được vô trùng bằng máy móc hiện đại. Nếu không được vô trùng theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế thì rất dễ bị lây nhiễm các căn bệnh về da như viêm da, mụn, thâm, nám,…

bien chung sau lan kim

Tóm lại, lăn kim tại nhà không gây nguy hiểm quá lớn đến làn da của các chị em nếu áp dụng đúng quy trình và cách chăm sóc dưới đây.

Hướng dẫn lăn kim tại nhà

Trước khi thực hiện quy trình lăn kim tại nhà, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ những bước cũng như quy trình chăm sóc da sau khi lăn kim.

Một số lưu ý trước khi thực hiện lăn kim tại nhà

Để lăn kim đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn, trước hết bạn cần chọn đúng dụng cụ lăn kim. Có 2 loại dụng cụ lăn kim là bộ lăn kim tay cầm và máy lăn kim chạy điện.

lan kim tai nha
  • Dù chọn loại nào thì cũng phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng thép an toàn cho da.
  • Đầu kim chỉ trong khoảng 0.2-0.5 milimet để tránh gây tổn thương cho da. 
  • Làm sạch da trước khi lăn kim để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Dùng cồn pha loãng hoặc nước muối để làm sạch da. 
  • Thoa thêm lên da một lớp serum để dưỡng ẩm da đồng thời tạo độ trơn cho các bước lăn kim thực hiện dễ dàng hơn. Lưu ý: tùy thuộc vào loại da mà bạn nên chọn những sản phẩm dưỡng khác nhau.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể thoa lên da những chất giúp gây tê cho vùng da lăn kim để giảm đau trong quá trình thực hiện.

Các bước lăn kim tại nhà

Bước 1: Làm sạch da mặt.

Bước 2: Tiến hành bôi thuốc ủ tê và dùng màng bọc thực phẩm để bọc lại trong 20-30 phút cho thuốc tê ngấm. 

Bước 3: Lau đi thuốc tê và thực hiện sát trùng da. Sát trùng bằng dung dịch cồn pha loãng hoặc nước muối sinh lý. 

Bước 4: Thực hiện lăn kim. Bắt đầu từ vùng trán, sau đó đến 2 bên thái dương, 2 bên má, mũi, nhân trung và cằm. Mỗi vị trí cần lặp lại các thao tác lăn từ 4-8 lần để đầu kim không bỏ sót vị trí nào. Sau mỗi lần lăn, nếu muốn đổi vị trí thì hãy nhấc kim lăn ra khỏi bề mặt da rồi mới di chuyển chứ không tì lên da trong suốt quá trình, như vậy sẽ khiến da bị tổn thương.

Bước 5: Thoa thêm serum, kem dưỡng hoặc các loại mặt nạ có tác dụng làm dịu da, chống sưng viêm và nhiễm trùng. 

Sau khi thực hiện lăn kim, các chị em cần phải áp dụng những phương pháp chăm sóc da sau khi lăn kim dưới đây để hạn chế những vấn đề về da khác.

Có thể bạn quan tâm: Tiêm botox là gì? Những lầm tưởng của chị em về tiêm botox

Chăm sóc da sau khi lăn kim tại nhà

Hiệu quả lăn kim như thế nào, duy trì bao lâu được quyết định đến 50% ở giai đoạn này. Vậy nên bạn phải chú ý chăm sóc da cẩn thận. 

  • Không được rửa mặt bằng nước lạnh trong vòng 72 tiếng sau khi lăn kim. 
  • Có thể sử dụng thêm kem dưỡng ẩm, serum và bổ sung collagen, vitamin A và C thường xuyên cho da.
  • Tuyệt đối tránh nắng cho da, nếu phải ra ngoài thì thoa kem chống nắng
  • Ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều vitamin E, collagen,…
  • Tránh ăn đồ cay nóng, hải sản, thịt bò, rau muống,… trong vòng 7 ngày sau khi lăn kim. 
  • Bạn cũng đừng quên hạn chế makeup. Các sản phẩm makeup chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau có thể gây kích ứng cho làn da sau lăn kim vốn mỏng manh nhạy cảm.

Lăn kim tại nhà giúp bạn cải thiện được tình trạng da một cách nhanh chóng hiệu quả, đồng thời tiết kiệm nhiều chi phí thời gian. Tuy nhiên phương pháp cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy đảm bảo bạn có đủ kiến thức kinh nghiệm và các các dụng cụ đạt tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thực hiện nhé!

Xem thêm: Peel da là gì? Quy trình peel và cách chăm sóc da sau khi peel