Gốc tự do là gì? Vì sao não dễ bị các gốc tự do tấn công?

Gốc tự do là một thuật ngữ quen thuộc trong giới y khoa, tuy nhiên, nó hãy còn xa lạ đối với số đông cộng đồng. Vì thế, nguồn gốc phát sinh cũng như tác động của gốc tự do đối với con người vẫn còn mơ hồ và những nguy hiểm của nó đối với sức khỏe, đặc biệt là não bộ vẫn chưa lường hết được.

Gốc tự do là gì? Có mấy loại gốc tự do?

Gốc tự do có tên tiếng Anh là Free Radical. Gốc tự do là một phân tử hóa học bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng, trở thành phân tử có một điện tử duy nhất hoặc một số lẻ điện tử. Vì thế, nó có khả năng oxy hóa rất cao.

Gốc tự do có mặt ở hầu hết mọi không gian, cả bên ngoài môi trường lẫn bên trong cơ thể người. Vì vậy, mỗi ngày lượng gốc tự do tấn công vào cơ thể người là vô cùng lớn.

Gốc tự do là chất có hại, chúng được hình thành liên tục thông qua quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc dưới tác động từ các yếu tố như ô nhiễm môi trường, các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…), bức xạ, hóa chất bảo quản, stress kéo dài,…

Có rất nhiều loại gốc tự do như: superoxide, ozone, hydrogen peroxide, peroxy lipid, hydroxyl radical,… Hầu hết chúng đều có một điểm chung là gây thương tổn đến tế bào và nguy hiểm đến sức khỏe con người.

goc-tu-do

Cơ chế và tác hại của gốc tự do với cơ thể

Vì chỉ có một điện tử đơn lẻ nên gốc tự do luôn trong tình trạng không ổn định và nó có xu hướng muốn chiếm lấy điện tử của nguyên tử khác. Việc chiếm đoạt tạo thành một dây chuyền góp phần hình thành thêm nhiều gốc tự do hơn nữa. Từ đó, dẫn đến trạng thái mất trật tự trong tế bào, hậu quả là gây rối loạn chức năng, tổn thương và tệ hơn có thể dẫn đến chết tế bào.

Gốc tự do phá hủy tế bào bằng phương thức:

  • Trước tiên, nó oxy hóa màng tế bào, mục đích là gây khó khăn cho việc thải chất bã và hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Sau khi phá hủy thành công màng tế bào, gốc tự do bắt đầu xâm nhập vào bên trong tế bào, tấn công các ty lạp thể, ngăn chặn các nguồn cung cấp dưỡng chất cho tế bào.
  • Cuối cùng, bằng quá trình oxy hóa, gốc tự do làm suy yếu kích thích tố và các enzym, lúc này, tế bào gần như bị phá hủy hoàn toàn. Chỉ khi tế bào hoàn thiện và mạnh mẽ thì cơ thể mới phát triển tốt, còn tế bào đã bị phá hủy thì cơ thể sẽ không tăng trưởng được.

Có thể nói, gốc tự do là kẻ thù lớn và có sức tàn phá nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Nó là nguyên nhân của sự lão hóa và là tác nhân của hàng loạt loại bệnh tật làm giảm chất lượng cuộc sống của con người.

Các bệnh khởi nguồn từ gốc tự do có thể phát sinh ở hầu hết các bộ phận trên cơ thể người. Trong đó, não là bộ phận phải chịu đựng nhiều tổn hại nhất mà gốc tự do mang lại.

Ngoài ra, gốc tự do còn có thể gây bệnh ở nhiều bộ phận khác của cơ thể như: mắt, da, hệ miễn dịch, tim, mạch máu, phổi, thận, đa cơ quan, khớp.

Bên cạnh đó, việc chiếm đoạt điện tử, gây tổn thương màng tế bào, các phân tử protein và DNA,… dẫn đến những rối loạn hoạt động, chết tế bào của gốc tự do là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư ở người.

Vì sao não dễ bị các gốc tự do tấn công?

Tuy chiếm thể trọng nhỏ nhưng não lại tiêu tốn khoảng 20 – 25% nhu cầu oxy và năng lượng của toàn cơ thể. Bên cạnh đó, thành phần của não chứa tới khoảng hơn 60% là các axit béo chưa bão hòa nên dễ bị oxy hóa. Do đó, quá trình chuyển hóa các chất tại não diễn ra rất mạnh mẽ. Đó là nguyên nhân sản sinh ra càng nhiều gốc tự do.

Là nơi quy tụ và sản sinh nhiều gốc tự do nhưng não lại là cơ quan có hệ thống chống gốc tự do kém hơn các cơ quan còn lại. Vì thế, não dễ bị các gốc tự do tấn công.

goc-tu-do-tan-cong-than-kinh-nao

Các bệnh ở não phát sinh do gốc tự do thường là thoái hóa thần kinh, ung thư não, đau nửa đầu, đột quỵ,… chúng gom chung lại thành hai nhóm: nhóm bệnh thoái hóa tế bào thần kinh và nhóm bệnh mạch máu não.

Đối với nhóm bệnh thoái hóa tế bào thần kinh, gốc tự do làm chết tế bào não dẫn đến suy giảm chức năng não bộ. Từ đó, dẫn đến các triệu chứng bệnh lý như là suy giảm trí nhớ, tư duy kém, giảm tập trung,… Về lâu về dài, nó là nguyên nhân của các bệnh Alzheimer, Parkinson.

Đối với nhóm bệnh mạch máu não: gây tổn thương thành mạch và góp phần hình thành các mảng xơ vữa, gốc tự do làm mạch máu bị hẹp dẫn đến khó lưu thông, lượng máu đến các nhu mô não giảm. Từ đó, nó ảnh hưởng đến tuần hoàn máu não và gây ra các bệnh thiếu máu não, đau nửa đầu, tai biến mạch máu não,…

Bạn nên bổ sung các sản phẩm thuốc bổ não để giúp nuôi dưỡng tế bào thần kinh, chống oxy hóa, giảm sự phá hủy của các gốc tự do đến não.

Xem thêm: Top 6 thuốc bổ não tăng cường trí nhớ tốt nhất 2020

Làm thế nào để chống lại gốc tự do?

Theo thời gian, gốc tự do không hề suy giảm mà nó ngày một sản sinh thêm nhiều lên. Để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất, đặc biệt là bảo vệ bộ não, chúng ta cần phải hạn chế sự phát triển nhiều lên của gốc tự do và tăng cường bổ sung các chất chống gốc tự do cho cơ thể.

1. Giảm các yếu tố tăng sinh gốc tự do

Gốc tự do không chỉ được hình thành từ quá trình chuyển hóa trong cơ thể mà nó còn được sinh ra bởi tác động từ các yếu tố bên ngoài như: ô nhiễm môi trường (khói bụi, khí thải, bức xạ, ánh nắng, chất phóng xạ,…), chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…), căng thẳng thần kinh, mệt mỏi kéo dài,…

Do đó, con người nên tránh tối đa các nguồn tác nhân trên để hạn chế sự sản sinh nhanh chóng của các gốc tự do.

2. Bổ sung các chất chống oxy hóa từ thực phẩm

Các chất chống oxy hóa có thể giải phóng ra những điện tử. Những điện tử này một khi kết hợp với gốc tự do sẽ có khả năng vô hiệu hóa sự oxi hóa của chúng, giúp ngăn chặn chúng gây tổn thương đến các tế bào khỏe mạnh.

Trong thực phẩm, đặc biệt là các loại rau quả có chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, Selen, Beta Caroten,… rất tốt cho cơ thể.

Vitamin C có vai trò hỗ trợ tăng sức đề kháng, phòng chống thiếu máu. Đặc biệt, vitamin C giúp chống căng thẳng, một trong những tác nhân sản sinh ra các gốc tự do. Vitamin C có nhiều trong quả ổi, ớt chuông, súp lơ, kiwi, xoài,…

cac-thuc-pham-chong-oxy-hoa

Vitamin E có đặc tính chống oxy hóa nên có thể bảo vệ tế bào và chống lại các gốc tự do. Vitamin E có nhiều trong quả bơ, cà chua, khoai môn, bí đỏ, mầm ngũ cốc, rau xanh, gan động vật,…

Selen là một nguyên tố vi lượng thiết yếu của tế bào sống và là thành phần không thể thiếu của yếu tố miễn dịch chống lại gốc tự do. Selen có nhiều trong các cây họ đậu, nấm, cà phê, da cá,…

Với công dụng chống oxy hóa hữu hiệu và bảo vệ tế bào khỏi hư hại, beta carotene có nhiều trong các loại quả có màu vàng, cam và trong các loại rau có màu xanh đậm.

3. Cải thiện môi trường sống và sinh hoạt lành mạnh

  • Giữ tinh thần lạc quan, yêu đời, giảm thiểu những yếu tố gây căng thẳng, mệt mỏi cho bộ não.
  • Tập luyện nâng cao thể chất đều đặn và thường xuyên vận động trí tuệ cho linh hoạt.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh, không sử dụng chất kích thích, không làm việc quá sức, thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng.
  • Cải thiện môi trường sống trong lành, xanh sạch.