Đau nửa đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Image

Đau nửa đầu là bệnh gì? Triệu chứng ra sao?

Đau nửa đầu là gì?

Đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu vận mạch (migraine) là một bệnh thần kinh mạn tính, đặc trưng bởi những cơn đau đầu từ vừa đến nặng tái phát, thường liên quan đến một số triệu chứng của hệ thần kinh tự chủ.

Triệu chứng của đau nửa đầu

Các cơn đau nửa đầu thường kéo dài từ 4-12 giờ, cũng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn. Những triệu chứng liên quan có thể bao gồm buồn nôn, chán ăn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc mùi khó chịu. Cơn đau thường trở nên tồi tệ hơn khi hoạt động thể chất.

Ở người bị đau nửa đầu, cơn đau có thể ập đến bất cứ lúc nào, thường là buổi sáng sớm. Cơn đau có thể xảy ra ở vùng thái dương, sau mắt và tai, đau ở nửa đầu bên trái, bên phải hoặc phía trên đỉnh đầu. 

dau-nua-dau

Một triệu chứng thường gặp khác ở đau nửa đầu là sự suy giảm thị lực. Người bệnh có thể bị mất thị lực tạm thời, thấy mọi vật xung quanh mờ như nhìn qua một màn sương hay một lớp kính mờ. Một số người khác nói rằng họ thấy các tia sáng nhấp nháy, chớp giật hoặc thấy xung quanh mọi thứ có các vầng hào quang đủ màu.

Đau nửa đầu cũng gây ra các cơn hoa mắt, chóng mặt, từ đó dẫn tới mất thăng bằng. Một số người bệnh cũng bị yếu cơ cánh tay, đau và cứng gáy.

Đau nửa đầu khác gì với đau đầu?

Đau nửa đầu có khá nhiều triệu chứng giống đau đầu nên thường bị nhầm lẫn với nhau, từ đó gây khó khăn cho việc điều trị. 

Cả hai đều có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ. Chúng có thể được khởi phát bởi sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, một số loại thực phẩm hoặc thậm chí thay đổi thời tiết.

Không thể phân biệt đau đầu và đau nửa đầu bằng tần suất xuất hiện của chúng. Cả hai loại đau đầu này đều có thể xảy ra với khoảng thời gian không đều đặn. Trong một số trường hợp hiếm hoi, cả hai dạng đau đầu có thể xảy ra hàng ngày hoặc gần như hàng ngày.

Dưới đây là cách phân biệt cơ bản giữa hai bệnh lý này:

Đau đầu hay cụ thể hơn là “đau đầu do căng thẳng” là tình trạng gây ra bởi các vấn đề cảm xúc dồn nén, không được giải quyết, căng thẳng, lo âu kéo dài hoặc do làm việc quá sức.

Đau đầu do căng thẳng có biểu hiện đau nhẹ đến trung bình, gây mất tập trung nhưng không gây suy nhược hay đau liên tục như đau nửa đầu. Chúng thường là những cơn đau dưới da đầu, thái dương, vai gáy và thường đau cả hai bên đầu. 

Đau đầu do căng thẳng hiếm khi nào bao gồm các biểu hiện nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, mùi hương, đau đầu kèm buồn nôn, ói mửa.

Trong khi đó, đau nửa đầu có tính chất nghiêm trọng hơn. Chúng có thể bao gồm các cơn đau từ nhẹ đến vừa, nhưng thường là những cơn đau nặng, đập thình thịch hoặc đau nhói, dẫn đến suy nhược.

Cơn đau của đau nửa đầu liên quan đến các hoạt động phức tạp của hệ thống thần kinh, biểu hiện bằng cảm giác đau kiểu mạch máu đập trong đầu, cảm giác đau tăng giảm theo mạch đập.

Đau nửa đầu thường đau ở một bên của đầu, tuy nhiên, chúng cũng có thể đau ở cả hai bên đầu và thường kèm theo các biểu hiện nhạy cảm với mùi hương, âm thanh, ánh sáng. Các cơn đau trầm trọng hơn khi người bệnh vận động.

Nguyên nhân gây ra đau nửa đầu

Nguyên nhân cụ thể của chứng đau nửa đầu vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về chứng bệnh này tin rằng đau nửa đầu liên quan mật thiết đến sự thay đổi bất thường về mức độ của các chất tự nhiên được sinh ra trong não như serotonin, dopamine.

Khi nồng độ của các chất này tăng lên, chúng có thể gây viêm, dẫn đến sưng mạch máu. Các mạch máu sưng lên đè lên các dây thần kinh gần đó, gây ra các cơn đau âm ỉ hoặc đột ngột ở các vùng khác nhau của đầu.

Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau nửa đầu vì có tới 70% bệnh nhân đau nửa đầu đều có ít nhất 1 người thân mắc bệnh này. Những người bị chứng bệnh này hành hạ có thể có yếu tố di truyền kiểm soát các chức năng của tế bào não liên quan đến chứng đau nửa đầu.

Ngoài ra, một số yếu tố khác từ chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng làm khởi phát hoặc trầm trọng hơn các cơn đau nửa đầu, ví dụ:

thieu-ngu
  • Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Đèn quá sáng, tiếng ồn hoặc các mùi nồng nặc như nước hoa, nước xịt phòng,…
  • Thói quen ăn uống thất thường, thường xuyên bỏ bữa.
  • Hormone thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, khi mang thai hoặc trong thời kỳ mãn kinh.
  • Các thực phẩm có chứa chất điều vị như MSG (bột ngọt), thức uống có cồn (đặc biệt là rượu vang đỏ), chocolate, hàm lượng nitrat trong thức ăn cao,…
  • Stress và lo lắng kéo dài trong một thời gian dài cũng có thể gây ra đau nửa đầu.

Những ai dễ gặp tình trạng đau nửa đầu

Khoảng 15% dân số bị ảnh hưởng bởi chứng đau nửa đầu vào một thời điểm nào đó trong đời.

So với nam giới, phụ nữ có nguy cơ mắc đau nửa đầu cao hơn, nhất là phụ nữ đang mang thai hoặc trong độ tuổi tiền mãn kinh. Kết quả của nhiều cuộc khảo sát cho thấy đau nửa đầu ở nữ giới cao hơn gấp 2-3 lần so với ở nam giới.

Chứng đau nửa đầu thường ảnh hưởng đến những người trong độ tuổi từ 20 – 50 và thường có xu hướng bớt nghiêm trọng hơn khi về già. Những người có cha mẹ mắc chứng đau nửa đầu có nguy cơ cao cũng bị chứng bệnh này hành hạ.

Ở người trẻ, chứng đau nửa đầu thường tấn công những người thường xuyên đối mặt với căng thẳng, sợ hãi, thức khuya và tiêu thụ nhiều bia rượu. Ngoài ra, người từng gặp các chấn thương vùng đầu cũng có nguy cơ cao bị đau nửa đầu.

Cách phòng ngừa và điều trị

1. Tránh căng thẳng, làm việc quá sức

Duy trì nhịp độ làm việc hợp lý kết hợp nghỉ ngơi thư giãn và vận động thể chất nhẹ có thể giúp phòng ngừa và cải thiện, giảm tần suất các cơn đau nửa đầu.

Tránh làm việc quá mức trong thời gian dài bởi điều này cũng có thể khởi phát các cơn đau nửa đầu.

2. Duy trì lối sống lành mạnh

Nên hạn chế sử dụng thuốc lá, các thức uống chứa cồn và một số chất kích thích bởi chúng có thể khiến các cơn đau nửa đầu trầm trọng hơn.

Các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất điều vị, các thực phẩm chứa nhiều tyramine cũng ảnh hưởng không tốt tới chứng đau nửa đầu.

Ngủ đủ giấc rất quan trọng. Bên cạnh đó, tập thể dục đều đặn luôn là lời khuyên sức khỏe hữu ích.

loi-song-khoe-manh

3. Sử dụng thực phẩm hỗ trợ

Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung magie, vitamin B2 cũng như coenzyme Q10 có thể phòng ngừa, cải thiện các triệu chứng đau nửa đầu. Một số hoạt chất trong Ginkgo Biloba (bạch quả), Blueberry (việt quất), cây Feverfew (cúc thơm), cây Butterbur (gai lông),… cũng giúp ích trong việc giảm đau nửa đầu.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều thực phẩm chức năng, thuốc bổ não giúp bổ sung các dưỡng chất này, từ đó giúp cuộc sống người bị đau nửa đầu trở nên dễ chịu hơn. 

Một số sản phẩm rất được tin dùng hiện nay có thể kể đến như viên uống thảo dược Migrin, viên uống bổ não OTiV, viên uống Alpha Brain,…

Xem thêm: Top 6 thuốc bổ não tăng cường trí nhớ được tin dùng hiện nay

4. Thăm khám bác sĩ chuyên khoa

Đôi khi cơn đau đầu có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu cơn đau đầu làm gián đoạn công việc, cuộc sống học tập hoặc cuộc sống gia đình của bạn.

Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị đau quanh tai hoặc mắt, đau đầu dữ dội, cứng cổ, đau đầu kèm theo lú lẫn, mất tỉnh táo hoặc co giật để nhận được sự chẩn đoán và điều trị hợp lý, đúng lúc.