Đau khuỷu tay – bệnh lý không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn gây mất thẩm mỹ nếu bệnh bị nặng và gây ra tình trạng biến dạng khuỷu tay. Vậy thì, triệu chứng của đau khớp khuỷu tay là bệnh gì? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn ngay dưới đây nhé.
Nguyên nhân gây đau khuỷu tay
Đau khuỷu tay có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Nguyên nhân do bệnh lý
- Viêm khớp khuỷu tay: Bệnh này khiến người bệnh bị sưng, đau và khó chịu ở phần khuỷu tay. Nguyên nhân chính là do chấn thương hoặc làm việc quá sức.
- Viêm gân, viêm bao hoạt dịch: Tình trạng này diễn ra khi dịch tiết trong khớp khuỷu tay bị tác động mạnh và gây ra hiện tượng tràn dịch, sưng viêm.
- Các bệnh lý xương khớp khác như: Viêm khớp dạng thấp, bong gân chấn thương gân, cơ, dây chằng, viêm dây thần kinh cánh tay, trật khớp,…
Ngoài những nguyên nhân gây đau khớp cổ tay do bệnh lý thì tác động từ môi trường bên ngoài cũng khiến cho các khớp ở khuỷu tay bị đau nhức. Cụ thể:
- Vận động thể thao quá mức, đặc biệt là tác động mạnh vào khuỷu tay.
- Sử dụng cánh tay quá mức khi chơi tennis, cầu lông.
- Do tác động từ nghề nghiệp, vận động lên xuống quá nhiều ở khuỷu tay và hoặc bốc vác nặng.
Đau khuỷu tay là bệnh gì?
Đau khuỷu tay là một bệnh liên quan đến khớp phức tạp. Đây là phần khớp kết hợp giữa 3 xương tham gia hoạt động gồm xương cánh tay, xương quay và xương trụ. Do đó, nếu khuỷu tay bị đau sẽ rất khó chữa trị và có thể ảnh hưởng đến các bộ phận liên quan khác. Một số bệnh lý có thể gây ra đau khuỷu tay gồm:
Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh phổ biến ở nhiều đối tượng và gây ra tình trạng đau nhức ở khuỷu tay. Bệnh sẽ ngày càng nặng nếu như không được chữa trị kịp thời.
Bệnh khớp khuỷu: Bệnh này diễn ra do vi khuẩn tấn công và khuỷu tay có dấu hiệu bị sưng, viêm, tấy đỏ, đau dữ dội khi vận động. Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến một số bệnh lý như gout, thoái hóa khớp khuỷu.
Viêm lồi cầu xương cánh tay: Những người trên 30 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bệnh thường gây đau nhức của mặt ngoài khuỷu tay, khó khăn trong vận động và làm việc.
Trật khớp: Đây cũng là một trong những bệnh khiến khuỷu tay bị đau. Người bệnh cần được bác sĩ nắn lại khớp, nẹp để cố định xương khuỷu tay và uống thuốc giảm đau trong những trường hợp nặng.
Viêm dây thần kinh cánh tay: Bệnh này không chỉ gây đau ở khuỷu tay mà còn lan xuống làm đau cổ tay và đau đốt ngón tay. Do đó, người bệnh không nên xem thường và cần có biện pháp khắc phục hợp lý nhất.
Xem thêm: Đau khớp háng: Nguyên nhân do đâu ? Cách điều trị hiệu quả
Đau khuỷu tay khi đánh cầu lông có nguy hiểm không?

Với những vận động viên chuyên nghiệp hoặc những người đam mê bộ môn cầu lông sẽ ít nhiều mắc bệnh đau khuỷu tay. Bởi quá trình vận động nhiều, lên xuống khuỷu tay để đáp ứng yêu cầu của bộ môn thể thao đang theo đuổi sẽ khiến khớp khuỷu tay bị đau, sưng viêm. Đặc biệt, khi gặp chấn thương, tình trạng đau còn dữ dội và khó chịu hơn rất nhiều.
Vậy thì, đau khuỷu tay khi đánh cầu lông có nguy hiểm không? Nhìn chung, nếu người bệnh nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh và bổ sung thêm viên uống chứa thành phần glucosamine thì bệnh sẽ tiến triển tích cực và không gây nguy hiểm đến các bộ phận liên quan khác.
Trường hợp gặp chấn thương, người bệnh nên dừng hẳn các hoạt động chơi cầu lông để đảm bảo khuỷu tay được nghỉ ngơi. Kết hợp với điều trị và theo dõi sát sao để biết tình trạng bệnh diễn ra như thế nào và có hướng xử lý kịp thời khi gặp biến chứng không mong muốn.
Chẩn đoán triệu chứng đau khuỷu tay
Nhìn vào các biểu hiện lâm sàng, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như đau nhức, sưng, tấy đỏ, cứng khớp và đau khi cử động khuỷu tay. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của những tình trạng này, bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh và tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất.
Chụp X – Quang là phương pháp giúp bác sĩ kiểm tra các tổn thương về xương và xác định mức độ của bệnh. Nhờ hình ảnh chụp được, bác sĩ nhìn rõ phần xương bị gãy, viêm hoặc trật ra khỏi vị trí ban đầu.
Chụp MRI có hình ảnh chụp cộng hưởng MRI đưa ra những thông số chính xác về mô mềm quanh lớp sụn khớp, dây chằng, mao mạch và các dây thần kinh để chẩn đoán bệnh hiệu quả.
Điện cơ là biện pháp sử dụng dòng điện cường độ nhẹ kích thích phản ứng ở các khớp và chẩn đoán dựa vào những phản ứng nhận được.
Ngoài ra, bác sĩ còn có thể xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, CT – Scan, nội soi khớp… để có thể chẩn đoán tốt nhất bệnh lý liên quan đến khớp khuỷu tay.
Những người có nguy cơ đau khớp khuỷu tay
Bệnh đau khớp khuỷu tay có thể gặp ở những người trên 30 tuổi, đặc biệt là đối với những trường hợp dưới đây:
Những người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với cường độ liên tục và yêu thích những bộ môn như: Golf, ném bóng chày, tennis, tập tạ, cầu lông, quyền anh…
Ngoài ra, những người thường xuyên dùng cơ tay trong quá trình làm việc như đầu bếp, họa sĩ, thợ mộc, công nhân xí nghiệp và thợ điện nước cũng là đối tượng dễ bị bệnh đau khuỷu tay.
Cách điều trị đau khuỷu tay hiệu quả
Tùy vào từng tình trạng bệnh để quyết định cách điều trị phù hợp nhất. Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo một số biện pháp dưới đây:
Ở giai đoạn đầu, bệnh mới khởi phát, người bệnh có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà để giảm đau nhanh gồm:
- Chườm lạnh có thể giúp giảm sưng, giảm đau và ngăn ngừa các quá trình tổn thương các mô xung quanh khớp.
- Chườm nóng trong trường hợp các khớp đau nhiều, nhức và kèm theo khó chịu, mệt mỏi, người bệnh có thể sử dụng cách này để thư giãn các khớp và giảm đau nhanh nhất.
- Người bị đau khớp cổ tay không nên vận động nhiều, nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế tối đa vận động ở các khớp khuỷu tay. Việc vận động mạnh lúc này sẽ làm tình trạng nặng hơn và khó điều trị.
- Nên kê cao khuỷu tay để tránh làm tổn thương các khớp và giúp bộ phận này thư giãn.
Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng thuốc bổ khớp có chứa thành phần glucosamine sulfate 1500mg. Đây là sản phẩm chức năng giúp tăng cường chức năng các khớp, kích thích tiết dịch nhầy bảo vệ mô sụn, hỗ trợ giảm đau nhanh trong các trường hợp bị sưng, viêm và tấy đỏ.
Hơn nữa, viên uống còn hình thành và tái tạo mô sụn, hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, sản phẩm này chỉ là thực phẩm bổ sung, không phải là thuốc và không có tác dụng thuốc chữa bệnh nên cần uống đúng liều lượng, theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.

Một số biện pháp điều trị theo bác sĩ gồm có:
Sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ, thuốc có chứa corticosteroid, thuốc xương khớp… Những loại thuốc này cần sử dụng theo hướng dẫn và tuyệt đối không quá lạm dụng thuốc để tránh tác dụng phụ.
Vật lý trị liệu có ưu điểm là ít rủi ro, giảm đau trong thời gian dài nhưng cần phải kiên trì thực hiện thì mới đạt hiệu quả như mong đợi. Một số biện pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng như kích thích dòng điện qua da, siêu âm trị liệu, nhiệt trị liệu, massage giảm đau…
Phẫu thuật gồm có 2 biện pháp phẫu thuật là nội soi và phẫu thuật mở. Cả 2 biện pháp này được chỉ định khi bệnh nhân không thể cải thiện thông qua những phương pháp điều trị ở trên và để tránh tình trạng biến dạng khuỷu tay không mong muốn.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh đau khuỷu tay. Hi vọng, bạn sẽ hiểu hơn về căn bệnh này và có hướng điều trị hợp lý nhất. Đặc biệt, nên chọn những sản phẩm viên uống bổ sung glucosamine sulfate 1500mg để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị.
Xem thêm: Đau khớp gối là triệu chứng của bệnh gì? Cần chẩn đoán sớm