Đau khớp ngón tay là tình trạng nhức, sưng tấy ở các đốt ngón tay. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt mà còn khiến các khớp ngón tay bị cứng, khó vận động. Vậy nên, hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về bệnh và có hướng xử lý hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức khớp ngón tay. Cụ thể:
Chấn thương
Chấn thương là nguyên nhân khiến các khớp ngón tay bị đau nhức, khó chịu. Có 4 dạng chấn thương khớp ngón tay thường gặp như:
- Căng kéo: Rách các cơ, gân cơ bị giãn.
- Bong gân: Các dây chằng bị giãn ra hoặc bị rách.
- Khớp ngón tay bị nứt hoặc gãy: Vật nặng hơi vào tay khiến các khớp bị nứt, gãy.
- Trật khớp: Đây là bệnh phổ biến và xuất hiện khi các đốt ngón tay bị lệch ra khỏi vị trí bình thường.
Chấn thương khớp ngón tay sẽ có thể đau nhẹ đến đau nặng và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe cũng như khả năng làm việc của người bệnh. Cơn đau có thể kèm theo sưng, cứng khớp, bầm, cảm giác tê ngứa và khó cử động.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn gây ra viêm khớp ở ngón tay. Bệnh này thường xảy ra ở các khớp nhỏ và bao gồm những triệu chứng như đau nhức, cứng khớp nhiều vào buổi sáng, sưng viêm.
Bệnh viêm khớp dạng thấp ở ngón tay nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mất khả năng vận động, sưng viêm kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sụt cân.
Viêm xương khớp
Bệnh viêm xương khớp gây ra nhiều triệu chứng như sưng ở khớp ngón tay, cứng khớp, giảm tính linh hoạt và vận động ở các khớp ngón tay, yếu cơ ở bộ phận ngón tay và tạo ra nhiều tiếng kêu lạo xạo khi vận động.
Nang bao hoạt dịch
Nang bao hoạt dịch là một trong những nguyên nhân gây đau khớp ngón tay. Đây là những cấu trúc hình tròn chứa đầy dịch mang lại cảm giác đau, nhạy cảm khi chạm vào. Bệnh này chỉ đau, sưng ở khớp ngón tay xuất hiện bệnh, không ảnh hưởng đến những bộ phận xung quanh khác.
Bệnh này có thể gây đau nhức thời gian ngắn, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Trường hợp nặng, bác sĩ sẽ dùng kim để giải phóng dịch ra khỏi các nang bao hoạt dịch để giảm nhanh các cơn đau.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, đau khớp ngón tay còn do một số nguyên nhân như tổn thương mô mềm, bệnh gout, nhiễm trùng, đa xơ cứng, xơ cứng bì, viêm đa cơ… Bệnh gây đau nhức ở từng giai đoạn và có thể tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể để có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Đau khớp ngón tay cái là bệnh gì?
Đau khớp ngón tay cái là bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi, người bị thừa cân hoặc gặp một số chấn thương ở khớp ngón tay cái. Bệnh sẽ trở nặng, gây đau nhức nếu không được điều trị đúng cách.
Các dấu hiệu của bệnh có thể gặp gồm:
- Sưng, cứng và đau ở gốc ngón tay cái. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động và cầm nắm của người bệnh.
- Giảm sức mạnh cầm, nắm một vật nào đó cần lực của ngón tay cái.
- Giảm phạm vi chuyển động tay, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và làm việc của người bệnh.
- Khớp tại gốc ngón tay cái to ra, nhìn thấy cục xương, đau mạnh khi gập lại.
- Người bệnh có thể đau cả vào ban ngày hoặc ban đêm, nặng nhất vào lúc mới ngủ dậy.
Đau khớp ngón tay cái liên quan đến một số bệnh như gout, viêm gân cơ, tổn thương nốt sần, nhiễm trùng, đa xơ cứng, hội chứng Raynaud, ung thư xương… Những bệnh này cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh tình trạng nặng thêm, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Đau khớp háng: Nguyên nhân do đâu ? Cách điều trị hiệu quả
Đau khớp ngón tay có nguy hiểm không ?
Bệnh đau khớp ngón tay nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, thoái hóa khớp sớm,… Nặng hơn là người bệnh sẽ phải phẫu thuật tháo khớp để tránh những di chứng của bệnh để lại.
Nhìn chung, bệnh này khá nguy hiểm và gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Ngoài ra, người bị bệnh đau nhức khớp ngón tay còn có nguy cơ gặp một số biến chứng như:
- Biến dạng ngón tay: Các khớp ngón tay bắt đầu bị sưng, viêm, có thể bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu hoặc lệch về phía xương trụ. Lâu ngày, tình trạng này sẽ gây yếu tay, đau và khó khăn trong vận động.
- Biến dạng khớp liên đốt: Biến chứng này khiến các khớp bị đau nhiều, từ một đốt lây lan ra nhiều đốt, khiến các đốt tay bị gập hoặc duỗi quá mức.
- Sưng khớp liên đốt: Tình trạng này không chỉ gây ra triệu chứng đau nhức mà nặng hơn, các khớp trên ngón tay đều bị sưng và tạo thành các nốt bouchard nguy hiểm.
Chẩn đoán triệu chứng đau khớp ngón tay
Để chẩn đoán bệnh đau khớp ngón tay, bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp lâm sàng bằng cách quan sát những triệu chứng của bệnh như sưng, viêm, đau hoặc cứng khớp. Tùy vào mức độ sưng, đau của người bệnh để quyết định chính xác bệnh đang ở giai đoạn nào và có hướng điều trị kịp thời.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để biết chính xác về bệnh gồm chụp X – Quang, nội soi khớp, siêu âm khớp, CT – Scan, MRI hoặc chọc hút dịch khớp. Trong đó, phương pháp chọc hút dịch khớp được sử dụng phổ biến và đưa ra những thông tin chính xác về tình trạng bệnh.
Bác sĩ sẽ lấy một cây kim dài, cho vào khoảng không gian nằm giữa các khớp và hút dịch từ bên trong ra. Đưa dịch này đi xét nghiệm và phát hiện bệnh một cách chính xác, đầy đủ nhất.
Đau khớp ngón tay kiêng ăn gì?
Với những người bệnh bị đau khớp ngón tay, cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.
Thực phẩm nên kiêng
Người bệnh không nên ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, thịt vịt vì trong những loại thịt này có chứa nhiều purin, qua nhiều giai đoạn sẽ chuyển thành axit uric ảnh hưởng xấu đến xương và gây ra tình trạng viêm xương khớp.
Chất béo thực vật cũng là thực phẩm nên tránh bởi những chất này sẽ tăng tích tụ mỡ thừa và tạo áp lực lên các khớp ngón tay. Ngoài ra, người bệnh nên kiêng ăn bắp, các chế phẩm từ bắp, hạn chế ăn thức ăn mặn, chứa nhiều đường để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Những lưu ý cần nhớ
Thực phẩm nên ăn
Người bệnh nên ăn các loại cá giàu canxi như cá hồi, cá mòi, cá kiếm. Các loại rau xanh đậm, trái cây tươi và củ tỏi cũng nằm trong danh sách thực phẩm mà người bị bệnh xương khớp nên ăn.
Cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà

Bệnh đau khớp ngón tay có thể điều trị bằng những biện pháp đơn giản tại nhà như:
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên các khớp bị viêm, sưng để giúp khớp được thư giãn, giúp máu lưu thông và giảm nhanh các triệu chứng đau nhức.
- Tránh làm việc nhiều bằng tay như đánh máy tính, viết lách hoặc những hoạt động yêu cầu phải cầm, nắm nhiều.
- Có thể dùng thuốc giảm đau trong một vài trường hợp đau dữ dội. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ và uống với liều lượng vừa phải để tránh tác dụng phụ.
- Massage các khớp thường xuyên bằng cách tập giãn khớp nhẹ nhàng, nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Ngồi thiền, thư giãn cũng là một trong những cách giúp giảm đau nhanh cho người bị bệnh đau khớp ở ngón tay.
Ngoài ra người bệnh có thể dùng thêm thuốc bổ khớp có chứa thành phần glucosamine sulfate 1500mg để giúp giảm đau nhanh những tình trạng viêm khớp ở ngón tay, bồi bổ, nâng cao chức năng của các khớp ngón tay, tăng tính linh hoạt. Glucosamine còn giúp hạn chế tối đa tình trạng cứng khớp và đặc biệt là làm chậm thoái hóa khớp, tăng tiết dịch khớp, bảo vệ lớp mô sụn hiệu quả nhất.
Xem thêm: Glucosamine Mỹ loại nào tốt nhất? Nên dùng sản phẩm nào?
Viên uống glucosamine có công dụng tuyệt vời đối với những người bị đau khớp ở ngón tay. Tuy nhiên, sản phẩm chỉ là thực phẩm bổ sung, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Trên đây là những thông tin liên quan đau khớp ngón tay để bạn tham khảo. Hi vọng, bạn sẽ biết được những triệu chứng của bệnh và tìm ra hướng điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.