Đau khớp háng: Nguyên nhân do đâu ? Cách điều trị hiệu quả

Đau khớp háng là bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như khả năng đi lại của người bệnh. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh sẽ rút ngắn thời gian điều trị và làm giảm nhanh những cơn đau nhức khó chịu. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về căn bệnh này để tránh những biến chứng nguy hiểm. 

Nguyên nhân gây đau khớp háng

Nguyên nhân gây đau khớp háng có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể: 

Nguyên nhân bệnh lý

  • Thoái hóa khớp háng: Phần sụn khớp bị bào mòn do lão hóa hoặc những chấn thương trong quá trình làm việc. Thoái hóa khớp háng có thể gây ra tê bì, cứng khớp, khó đi lại và đau nhức. 
  • Viêm dây chằng háng: Dây chằng bị viêm do vi khuẩn tấn công, do chấn thương hoặc căng cơ quá mức cũng khiến khớp háng bị sưng, đau và tấy đỏ. 
  • Lao khớp háng: Mặc dù đây là bệnh lao thứ phát hiếm gặp nhưng người bệnh không nên chủ quan. Ngoài các triệu chứng sưng, đau, cứng khớp thì bệnh còn kèm theo một số dấu hiệu như sốt, chóng mặt, buồn nôn. 
  • Viêm bao hoạt dịch khớp háng: Bao hoạt dịch bị viêm dẫn đến khớp háng bị sưng, đau khi chạm vào và có thể gặp tình trạng tràn dịch, biến dạng các khớp nếu không được điều trị kịp thời. 
  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh lý này phổ biến ở khớp ngón tay, cổ tay, ngón chân nhưng trong một số trường hợp, bệnh cũng gây đau nhức ở khớp háng. 
  • Hoại tử chỏm xương đùi: Do sử dụng quá nhiều chất kích thích và chế độ ăn không khoa học. Bệnh nhẹ chỉ gây đau, sưng, viêm nhưng nếu trở nặng sẽ ảnh hưởng đến khả năng đi lại. 
  • Loãng xương: Khi cơ thể thiếu canxi hoặc phosphate sẽ rất dễ bị loãng xương. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ bộ phận nào và khớp háng cũng không ngoại lệ. 

Nguyên nhân sinh lý

  • Chấn thương: Do công việc, vận động thể thao hoặc tai nạn là nguyên nhân khiến khớp háng bị tổn thương. 
  • Tư thế sai lệch: Người ngồi không đúng tư thế, ngủ sai cách, đứng nhiều và thường xuyên di chuyển sẽ ảnh hưởng đến khớp háng. 
  • Vận động nặng: Bưng vác, khiêng đồ nặng sẽ tạo áp lực lên khớp háng và gây ảnh hưởng nếu lặp lại thường xuyên. 
  • Mang thai: Tử cung giãn nở gây áp lực lên xương chậu và khớp háng. Nếu không nghỉ ngơi hợp lý, tình trạng đau sẽ càng nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. 
mang thai

Đau khớp háng là bệnh gì?

Như đã nói ở trên, đau khớp háng liên quan đến một số bệnh như thoái hóa khớp háng, viêm dây chằng háng, lao khớp háng, viêm bao hoạt dịch khớp háng, viêm khớp dạng thấp, hoại tử chỏm xương đùi, loãng xương… Tùy vào từng loại bệnh để quyết định đến những triệu chứng thường gặp. Nhưng nhìn chung, bệnh viêm khớp háng, đau khớp háng sẽ có một số biểu hiện như dưới đây:

Cơn đau sưng có thể chỉ xuất hiện ở một bên háng hoặc cả 2 bên. Tùy vào mức độ sưng, viêm mà người bệnh bị đau nhiều hay ít. Vùng da ở khớp háng thường tấy đỏ, bầm và đau khi chạm vào. 

Ngoài ra, khi người bệnh di chuyển nhiều, mang vác nặng hoặc thay đổi tư thế đột ngột thì cơn đau sẽ nặng hơn, dữ dội hơn. Bệnh đau khớp háng không chỉ ảnh hưởng đến khả năng đi lại mà trường hợp nặng còn bị biến dạng, tháo khớp…

Xem thêm: Đau cổ tay là bệnh gì? Làm sao để hết đau cổ tay?

Những dấu hiệu nguy hiểm của đau khớp háng

Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh đau khớp háng đó chính là sưng, đau, khó vận động, cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Vùng da ở khớp háng bị thay đổi màu sắc, bầm, tấy đỏ và có cảm giác tê bì thường xuyên. 

Bệnh trở nặng, sẽ ảnh hưởng đến một số bộ phận xung quanh và là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp háng, viêm khớp háng. Lúc này, bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhằm giảm đau nhanh, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Đối tượng có nguy cơ bị đau khớp háng

Bệnh đau khớp háng thường gặp ở những người thường xuyên đi lại, làm việc sai tư thế hoặc người thuộc một trong số những đối tượng dưới đây: 

Người trên 50 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh đau khớp háng nhất. Lúc này, xương khớp bắt đầu bị thoái hóa, kết hợp với việc ăn uống không điều độ, vận động quá sức sẽ khiến bệnh ngày càng nặng. 

Đối với những người có người thân bị xương khớp, đặc biệt là viêm khớp háng thì tỷ lệ mắc bệnh cũng cao hơn so với những người bình thường do yếu tố di truyền.

Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh về khớp háng cao hơn so với đàn ông. Nguyên nhân là bởi phụ nữ bị ảnh hưởng trong quá trình mang thai, sinh nở và thay đổi nội tiết tố đột ngột. 

Người béo phì, thừa cân có lượng mỡ thừa tích tụ tạo áp lực lên vùng khớp háng và khiến cho các khớp bị tổn thương. Nếu không thực hiện chế độ giảm cân khoa học, những người này sẽ có nguy cơ mắc bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, gout…

Phương pháp chẩn đoán đau khớp háng

Bác sĩ có thể dùng một số phương pháp dưới đây để chẩn đoán bệnh đau khớp háng: 

Chụp X-Quang: Hình ảnh thu nhận được sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến tình trạng mất sụn, tiêu xương, thiếu dịch khớp… Từ đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp nhất. 

Phương pháp MRI: Bác sĩ dùng trường và sóng radio nhằm hiển thị toàn bộ thông tin chi tiết về xương, các khớp, mô sụn, dịch khớp để chẩn đoán chính xác nhất. 

Xét nghiệm máu: Nếu bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị viêm khớp dạng thấp, viêm khớp háng sẽ tiến hành xét nghiệm máu để chẩn đoán chắc chắn. 

Phân tích dịch khớp: Dịch khớp được lấy ra từ một mũi kim nhỏ và dài. Sau đó, được đưa đi phân tích và cho ra kết quả: Viêm khớp dạng thấp (tăng tế bào bạch cầu và kháng nguyên), gout (tăng axit uric và có tinh thể muối urat), viêm khớp nhiễm khuẩn (có mủ trong dịch và có sự diện diện của vi khuẩn), chấn thương (dịch có màu đỏ/ hồng do chảy máu),…

Xem thêm: Đau khớp gối là triệu chứng của bệnh gì? Cần chẩn đoán sớm

Đau khớp háng khi chạy bộ có nguy hiểm không?

Đau khớp háng do chạy bộ nhiều sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thuyên giảm nhanh nếu người bệnh nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động và đi lại nhiều. Tuy nhiên, một số trường hợp chạy bộ quá sức, tổn thương xương nghiêm trọng thì người bệnh cũng không nên chủ quan. 

chay bo

Trường hợp nặng, đau nhức dữ dội và không có dấu hiệu giảm bớt khi đã nghỉ ngơi, uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh nên thăm khám kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm như: 

  • Tàn phế: Phần sụn khớp sẽ bị hư hại nặng nếu người bệnh không thăm khám và điều trị. Thậm chí, khớp không có khả năng phục hồi và người bệnh bị tàn phế suốt đời. 
  • Suy nhược cơ thể: Tình trạng đau nhức kéo dài, đau cả ngày lẫn đêm khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn. Lâu dần, suy nhược cơ thể và khó hồi phục. 

Cách điều trị đau khớp háng hiệu quả

Bệnh đau khớp háng được điều trị bằng một số biện pháp như: 

Điều trị bằng thuốc: Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn gồm thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc kháng viêm không chứa steroid, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc bổ khớp… Ưu điểm của phương pháp này là chi phí rẻ, giảm đau nhanh chóng nhưng không điều trị dứt điểm và dễ tái phát. 

Điều trị bằng phẫu thuật: Biện pháp này mang lại hiệu quả lâu dài, tránh được những biến chứng không mong muốn nhưng chi phí cao và lâu hồi phục sau khi thực hiện. 

Bổ sung viên uống bổ khớp glucosamine sulfate 1500mg: Công dụng của viên uống glucosamine là giảm đau nhanh, hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến xương khớp, hỗ trợ hình thành và tái tạo sụn khớp nhanh chóng, tăng tiết dịch nhờn, bảo vệ mô sụn và ngăn ngừa một số biến chứng nguy hiểm. Khi sử dụng, người dùng nên lưu ý đây chỉ là viên uống bổ sung, không phải thuốc và không thể thay thế thuốc chữa bệnh. 

Hi vọng với những chia sẻ như trên về bệnh đau khớp háng bạn sẽ hiểu hơn về tình trạng bệnh và kịp thời thăm khám để điều trị hiệu quả nhất. Đồng thời, hãy bảo vệ sức khỏe của mình và tìm hiểu về viên uống bổ sung canxi, glucosamine sulfate nhằm hỗ trợ chức năng xương khớp tốt nhất. 

Xem thêm: Triệu chứng đau khuỷu tay là bệnh gì ? Cách điều trị