Đau khớp gối là tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi. Không chỉ gây cảm giác đau đớn khó chịu, tình trạng này cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Để khắc phục đau khớp gối, nhiều đơn vị đã sản xuất các dòng sản phẩm chức năng kháng viêm, giảm sưng hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Vậy, đau khớp gối nên uống thuốc gì? Phương pháp nào có thể áp dụng để giảm đau khớp gối tại nhà?
Đau khớp gối có phải thoái hóa khớp gối không?
Đau khớp gối là triệu chứng của nhiều bệnh lý. Điều này có nghĩa là, khi mắc phải những bệnh này, biểu hiện bệnh là đau nhức vùng khớp ở đầu gối. Cụ thể, một số căn bệnh có triệu chứng này gồm thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp,…
Triệu chứng đau khớp gối xuất hiện khi có vận động mạnh hoặc thời tiết biến đổi. Người bị đau khớp gối sẽ chịu những cơn đau dai dẳng và liên tục với cường độ khác nhau.
Bên cạnh đau khớp gối thì thoái hóa khớp gối có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau. Chẳng hạn như sau khi ngủ dậy thì khớp gối của bạn khó hoạt động hoặc có cảm giác có vật lạ ở khớp gối. Một thời gian sau thì mới có thể dễ dàng hoạt động. Bên cạnh đó thì triệu chứng lắc rắc khi cử động khớp gối cũng thường xuất hiện đối với người đau khớp gối.
Nguyên nhân gây đau khớp gối
Tình trạng đau khớp gối xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Như chia sẻ kể trên, đó có thể là biểu hiện của bệnh lý mà cơ thể gặp phải. Ngoài ra, một số lý do dẫn đến tình trạng đau nhức này có thể kể đến bao gồm:
Lão hóa
Tuổi tác càng cao sẽ càng làm cơ thể dễ bị thoái hóa xương khớp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng người trên 75 tuổi có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đau khớp gối cao hơn. Khi cơ thể già đi, collagen có trong khớp xương sẽ bị mất đi. Những mô xương cũng thoái hóa và gây nên các khoảng trống trong tế bào xương. Điều này sẽ làm cho xương khớp trở nên yếu và không còn linh hoạt như trước.
Công việc nặng nhọc
Khớp gối chịu sức nặng lớn hơn những nơi khác của cơ thể. Những người làm việc nặng nhọc một thời gian dài sẽ làm khớp bị tổn thương. Nếu không nghỉ ngơi và làm việc hợp lý thì người này sẽ có nguy cơ cao bị đau khớp gối.

Chấn thương
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chơi thể thao, công việc, tai nạn… Các chấn thương trên có thể tác động đến sụn khớp gối, rách dây chằng gối hoặc bị gãy xương. Khi đó, khớp gối có thể mắc phải tình trạng viêm khớp gối cấp tính. Nếu điều trị cẩn thận thì bệnh tình sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách thì có thể bị đau khớp gối mãn tính.
Đau khớp gối nên uống thuốc gì?
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc bổ xương khớp có trên thị trường. Chính vì thế câu hỏi đau khớp gối nên uống thuốc gì được nhiều người thắc mắc.
Các chuyên gia khuyên rằng nên sử dụng thuốc có chứa glucosamine. Đây là một chất quan trọng trong hỗ trợ trong việc điều trị đau khớp. Glucosamine giúp cơ thể sản xuất các chất giúp sụn và khớp trở nên linh hoạt. Khi cơ thể lão hóa hay bị thương, lượng glucosamine bị suy giảm. Chính vì thế, sử dụng thuốc có glucosamine sẽ giúp cải thiện tình trạng xương khớp bị thoái hóa.
Glucosamine còn hỗ trợ bổ sung thêm dinh dưỡng cho xương khớp. Chất này hỗ trợ giảm đau sưng đỏ và có tác dụng tốt trong hỗ trợ giảm viêm nhiễm xương khớp.
Trong đó glucosamine dạng sulfate hàm lượng 1500mg hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh như sưng đau khớp gối, viêm xương khớp,.. Các nghiên cứu chỉ ra glucosamine sulfate có hiệu quả tốt hơn một số loại glucosamine khác. Những loại glucosamine đến từ Úc đang được phổ biến rộng rãi vì công dụng vượt trội.
Bởi vì có tác dụng tốt nên glucosamine sulfate được bào chế thành các viên uống. Tuy nhiên, những viên uống này chỉ là thực phẩm chức năng. Sản phẩm từ glucosamine sẽ hỗ trợ con người tăng cường sức khỏe xương khớp. Lưu ý, sản phẩm này không thể thay thế được thuốc và không thể trị bệnh như thuốc thông thường.
Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau khớp gối
Sử dụng thuốc có chứa glucosamine có nhiều tác dụng tốt cho xương khớp. Tuy nhiên, khi dùng loại thuốc này nên lưu ý một số vấn đề dưới đây.
Sử dụng đúng thuốc, đúng hàm lượng
Glucosamine sulfate phải sử dụng đúng hàm lượng để phát huy hiệu quả tốt nhất. Thuốc có hàm lượng glucosamine từ 1500mg trở lên có tác dụng tốt đối với xương khớp. Hàm lượng quá thấp sẽ không có hiệu quả.
Cẩn thận với tác dụng phụ của thuốc
Một số nghiên cứu đã chứng minh glucosamine có tác dụng phụ không mong muốn trên cơ thể. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này chỉ xảy ra đối với một số người có cơ địa đặc biệt.
Để bào chế nên glucosamine, người ta sử dụng vỏ các loại giáp xác như cua, tôm… Do vậy, những người bị dị ứng với hải sản nên cẩn thận khi sử dụng loại thuốc này. Trường hợp này nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Một số tác dụng phụ không mong muốn của glucosamine đó là đầy hơi, táo bón, buồn ngủ, dị ứng da… Khi gặp phải điều này thì nên ngưng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến của các chuyên gia.
Xem thêm: Nên uống Glucosamine trước hay sau ăn để đạt hiệu quả tốt
Người có bệnh lý nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi dùng
Glucosamine có thể làm ảnh hưởng đến insulin, hàm lượng cholesterol trong máu. Chính vì thế mà những người có bệnh lý cần cẩn thận trước khi sử dụng glucosamine. Nếu dùng không đúng cách thì có thể ảnh hưởng đến thuốc điều trị các bệnh khác. Trường hợp này nên hỏi ý kiến của bác sĩ và uống theo đúng liều lượng đã được kê.

Các phương pháp giúp giảm đau khớp gối tại nhà
Để chữa đau khớp gối tại nhà, bạn nên kết hợp các phương pháp với nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất. Một số phương pháp dưới đây có thể hỗ trợ để bạn giảm đau khớp gối nhanh chóng và hiệu quả:
Nên uống thuốc đúng liều lượng giống như đơn kê của bác sĩ. Không nên bỏ bữa hoặc uống thuốc không đều đặn. Nếu dùng thuốc không ổn định thì có thể gây mất hiệu quả giảm đau của thuốc.
Bổ sung các dinh dưỡng thiết yếu trong bữa ăn. Hãy ăn nhiều các loại thực phẩm chứa Vitamin D như rau xanh, đậu nành, cá… Tuy nhiên, bạn cũng nên cân đối dinh dưỡng để cơ thể hoạt động tốt nhất.
Tránh các công việc nặng và hoạt động mạnh tại nhà. Những công việc nặng nhọc có thể làm khớp gối bị đau nghiêm trọng hơn. Đồng thời, hoạt động mạnh sẽ làm tổn thương xương khớp. Chính vì thế, hãy hạn chế các hoạt động hay công việc nặng nhọc.
Người lớn tuổi thì khả năng sản xuất glucosamine giảm đi rất nhiều. Đây cũng là nguyên nhân gây đau khớp gối và các bệnh lý về xương. Do vậy, hãy bổ sung thêm thực phẩm chức năng có chứa glucosamine để xương chắc khỏe.
Tập thể dục với các động tác nhẹ nhàng, linh hoạt. Trên internet có rất nhiều bài tập dành cho người bị đau khớp gối. Bạn có thể tham khảo để tập theo. Những hoạt động thể chất nhẹ nhàng sẽ hỗ trợ giúp giảm đau khớp gối.
Một số phương pháp dân gian như châm cứu hoặc ngâm thảo dược đều hỗ trợ giảm đau xương khớp. Nhờ châm cứu, ngâm thảo dược mà máu ở các khớp lưu thông tốt hơn. Đồng thời, những tổn thương xương khớp sẽ được đẩy lùi. Từ đó, những cơn đau khớp gối sẽ thuyên giảm hơn nhiều.
Các phương pháp massage xương khớp cũng là phương pháp giúp giảm đau khớp gối. Việc massage sẽ làm dịu đi các cơn đau và giúp máu được lưu thông qua khớp tốt hơn. Bạn có thể tham khảo một số cách massage tại nhà trên internet để thực hiện đúng cách và đúng kỹ thuật.
Xem thêm: Top 9 bài tập thể dục cho người đau khớp gối hiệu quả
Với câu hỏi đau khớp gối nên uống thuốc gì thì câu trả lời là thuốc chứa glucosamine. Bên cạnh uống thuốc, hãy kết hợp việc tập luyện, ăn uống và sinh hoạt khoa học. Khi thực hiện tốt điều này, sức khỏe xương khớp của bạn sẽ được cải thiện theo thời gian.