Đau đầu là cảm giác khó chịu mà bất cứ ai cũng đều trải qua ít nhất một lần trong đời. Tình trạng này có thể xuất hiện bởi các bệnh lý nghiêm trọng, nhưng đôi khi lại do những yếu tố không phải là bệnh lý gây ra.
Chính vì có vô vàn “thủ phạm” đằng sau những cơn đau đầu quen thuộc nên cách điều trị căn bệnh này cũng không đơn giản như lầm tưởng của nhiều người. Nếu muốn tìm hiểu thêm về nguyên nhân cùng những giải pháp đẩy lùi đau đầu hiệu quả, bạn đừng quên tham khảo những thông tin sau đây nhé.
Nguyên nhân gây đau đầu
Đau đầu có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Chẳng hạn như viêm xoang, thiếu máu não, tăng nhãn áp, các bệnh liên quan đến não hoặc những bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp,… Mặt khác, di chứng chấn thương ở vùng đầu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Ngoài các yếu tố liên quan đến bệnh lý, đau đầu còn xuất hiện do tình trạng mất nước, mất ngủ, thay đổi nội tiết tố, căng thẳng hoặc lo âu kéo dài. Không chỉ vậy, tác dụng phụ của một số loại thuốc, hay rối loạn trong chế độ sinh hoạt cũng làm tăng nguy cơ bị đau đầu ở nhiều đối tượng.
Các dạng đau đầu thường gặp
Dưới đây là 3 dạng đau đầu thường gặp, bao gồm đau đầu do căng thẳng, đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu vận mạch (migraine) và đau đầu từng cụm. Đặc điểm cụ thể của từng dạng như sau:
Đau đầu do căng thẳng
75% các trường hợp đau đầu hiện nay đều thuộc dạng đau đầu quen thuộc này. Như tên gọi, đau đầu do căng thẳng xuất hiện khi những cảm xúc tiêu cực bị dồn nén lâu ngày, người bệnh không thể giải quyết dẫn đến stress kéo dài. Đây là tình trạng xảy ra nhiều nhất ở nữ giới trong độ tuổi trung niên.
Khi bị đau đầu do căng thẳng, người bệnh thường bị đau cả 2 bên đầu. Cơn đau tập trung nhiều nhất ở thái dương, đỉnh đầu và vùng trán. Đây là những cơn đau ê ẩm, mang tới cảm giác như bị siết chặt hoặc đè nén ở vùng đầu. Hầu hết các cơn đau kéo dài trong 20 phút đến 2 giờ.
Cơn đau sau luôn có cường độ cao hơn so với cơn đau trước. Đồng thời trong cùng một cơn đau, các vị trí đau có thể thay đổi luân phiên, tạo ra cảm giác vô cùng khó chịu.
Đau nửa đầu (migraine)
Chứng đau nửa đầu (migraine) thường ít gặp hơn dạng đau đầu do căng thẳng, tuy nhiên nó lại nguy hiểm hơn rất nhiều.
Các cơn đau nửa đầu thường nhói lên ở một nửa đầu. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy đầu như bị căng ra, thậm chí còn rát như khi bị bỏng. Nguyên nhân của đau nửa đầu được cho là bắt nguồn từ thần kinh mạch máu và thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam.
Đau nửa đầu không xuất hiện một mình. Thay vào đó, tình trạng này đi kèm với nhiều triệu chứng phiền toái khác như buồn nôn, ù tai, mờ mắt,… Một số người còn trở nên sợ tiếng ồn và ánh sáng khi bị những cơn đau nửa đầu ghé thăm.
Đau đầu từng cụm
Đau đầu từng cụm cũng xuất phát từ thần kinh mạch máu. Hội chứng này xuất hiện nhiều ở nam giới hút thuốc. Tuy nhiên, tỷ lệ bị đau đầu từng cụm ở phụ nữ cũng đang có dấu hiệu tăng dần trong những năm gần đây.
Thời điểm xảy ra đau đầu từng cụm thường là sau khi ngủ khoảng 1 đến 3 giờ. Chính vì vậy, khi người bệnh ngủ dậy, cơn đau đầu đã trở nên nghiêm trọng. Dạng đau đầu này xuất hiện tại một giờ cố định, kéo dài khoảng 3 – 4 tiếng sau đó và người bệnh sẽ phải chịu tình trạng này liên tục trong suốt 1 tuần.
Đau đầu từng cụm tập trung ở nửa đầu theo từng cụm và khu trú. Người bệnh thường đau nhiều ở thái dương, sau mắt, vùng trán, kèm theo một vài triệu chứng khó chịu như đau đầu kèm buồn nôn, ngạt mũi, chảy nước mũi,…
Những ai dễ bị đau đầu?
Đau đầu là hội chứng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giới tính, không hề bỏ qua bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, một vài đối tượng sẽ có nguy cơ mắc phải hội chứng này nhiều hơn những người khác. Đó là:
Phụ nữ trong giai đoạn mang thai, hành kinh và mãn kinh: Ở thời kỳ này, phụ nữ phải đối mặt với tình trạng thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Sự xáo trộn của hormone estrogen là “cơ hội vàng” cho những cơn đau đầu, nhất là đau nửa đầu ghé thăm.

Người bị huyết áp thấp: Đau đầu là một triệu chứng thường gặp ở người bị huyết áp thấp. Cơn đau có mức độ và tính chất khác nhau ở từng người, nhưng thường tập trung ở đỉnh đầu. Khi não căng thẳng hoặc khi hoạt động thể lực nặng, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng.
Nhân viên văn phòng: Việc phải tiếp xúc với máy tính và ngồi lâu một chỗ liên tục sẽ tạo điều kiện để những cơn đau đầu tấn công. Không chỉ vậy, đối tượng này cũng thường xuyên chịu áp lực trong công việc, dễ gây ra stress kéo dài, dẫn đến tình trạng đau đầu do căng thẳng thường gặp.
Đau đầu gây ra tác hại gì?
Tác hại của đau đầu nghiêm trọng hơn những gì mọi người thường nghĩ đến. Bởi không đơn thuần làm ảnh hưởng đến công việc hay cuộc sống hàng ngày, đau đầu kéo dài từ 2 – 3 tháng trở lên còn làm thay đổi cấu trúc và gây tổn thương não.
Khi bị đau đầu, quá trình chuyển hóa các chất trong não bị rối loạn. Điều này khiến các gốc tự do gây tổn thương não được sản sinh ra nhiều hơn. Từ đó gây tổn thương tế bào thần kinh, mạch máu và làm tổn hại cấu trúc bình thường của não.
Nếu đau đầu kéo dài và không được điều trị triệt để, người bệnh dễ bị suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn lo âu, thiếu tập trung, trầm cảm,… Nghiêm trọng nhất, đau đầu nặng có thể dẫn đến hiện tượng đột quỵ não, tàn tật hay thậm chí là tử vong.
Các cách giảm đau đầu tại nhà nhanh và hiệu quả
Ngoài việc sử dụng thuốc đau đầu để đối phó với những cơn đau “không mời mà đến”, bạn có thể áp dụng một vài cách ngay tại nhà sau:
Bổ sung các thực phẩm bổ não
Các thực phẩm bổ não có tác dụng giảm đau đầu, cải thiện tuần máu não, cải thiện trí nhớ cùng nhiều lợi ích khác. Do vậy, khi bị đau đầu, sử dụng các thực phẩm này là sự lựa chọn hiệu quả của nhiều bệnh nhân.
Trên thị trường, các loại thuốc bổ não vô cùng đa dạng. Trong đó, dưới đây là những cái tên được tìm đến nhiều nhất:
Ginkgo Biloba 120mg Trunature: Đây là thực phẩm bổ não của Mỹ, được bào chế dưới dạng viên nên dễ sử dụng. Với chiết xuất từ lá bạch quả, Ginkgo Biloba 120mg giúp duy trì huyết máu, bảo vệ tế bào thần kinh, giảm đau đầu, hỗ trợ điều trị các triệu chứng tiền đình và các vấn đề do căng thẳng gây ra.

Ginkgo Biloba 2000 Healthy Care: Là sản phẩm đến từ thương hiệu Healthy Care nổi tiếng của Úc, Ginkgo Biloba 2000 được nhiều người tìm đến nhờ thành phần tự nhiên cùng dây chuyền sản xuất hiện đại. Sản phẩm hỗ trợ lưu thông máu, duy trì sức khỏe của mao mạch, cải thiện tình trạng đau đầu và tăng cường trí nhớ.
Ginkgoforte Blackmores: Đây cũng là một viên uống bổ não quen thuộc đến từ nước Úc. Blackmores Ginkgoforte giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị những bệnh lý liên quan đến não bộ. Chẳng hạn đau đầu do căng thẳng, rối loạn chức năng tuần hoàn máu, chóng mặt, khó tập trung, rối loạn đầu óc,…

Xem thêm: Top 6 thuốc bổ não tăng cường trí nhớ được khuyên dùng
Sử dụng các loại thuốc không kê đơn
Hiện nay, một số loại thuốc không kê đơn cũng thường xuyên được sử dụng để giảm đau đầu tại nhà. Hầu hết các loại thuốc giảm đau đầu không kê đơn hiện nay thường chứa 3 thành phần là Paracetamol, Aspirin và Ibuprofen.
Paracetamol được nhiều người yêu thích nhờ tính an toàn cao, sử dụng được cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, paracetamol chỉ mang đến hiệu quả giảm đau tạm thời trong những trường hợp đau đầu vừa và nhẹ ở cường độ thấp.
Ngoài ra trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, những ai đang sử dụng các loại thuốc điều trị khác nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau đầu có chứa paracetamol.
Aspirin và Ibuprofen cũng được dùng cho người bị đau đầu nhẹ và vừa. Tuy nhiên, những thành phần này có thể gây hại cho hệ tiêu hóa và khiến nhiều tác dụng phụ khó chịu nảy sinh. Vì vậy, trẻ em, phụ nữ trong 3 tháng cuối thai kỳ, người mắc bệnh loét dạ dày tá tràng,… không thể dùng Aspirin và Ibuprofen để giảm đau.
Bạn lưu ý khi sử dụng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ thành phần và tuyệt đối không được sử dụng quá liều lượng cho phép. Nếu có thể, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống các loại thuốc này.
Xem thêm: Đau đầu uống thuốc gì? Cách trị đau đầu không dùng thuốc
Một số cách làm dịu cơn đau khác
Ngoài sử dụng sản phẩm bổ não có chứa Ginkgo Biloba và các loại thuốc không kê đơn, một vài giải pháp đơn giản tại nhà khác cũng có thể làm dịu những cơn đau đầu dai dẳng.
Trước hết, người bệnh cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, để có được trạng thái tinh thần cân bằng. Đồng thời, bạn cũng nên tắm hoặc ngâm chân bằng nước ấm thường xuyên. Bởi đây là phương pháp y học cổ truyền giúp thư giãn sâu và giảm căng thẳng vô cùng hữu hiệu.

Cùng với đó, bấm huyệt massage ở vùng cổ, trán, gáy sẽ giúp cơn đau đầu nhanh chóng qua đi. Phương pháp này vừa mang đến hiệu quả tức thì, vừa có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau đầu về lâu dài.
Mặt khác, bạn đừng quên uống đủ nước, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, nhất là các thực phẩm giàu magie và vitamin nhóm B – các chất tốt cho hoạt động dẫn truyền thần kinh, giúp tình trạng đau đầu cũng được phòng ngừa hiệu quả.
Khi nào cần phải gặp bác sĩ?
Đau đầu là một hiện tượng thường gặp và bạn có thể tự mình xử lý triệu chứng này tại nhà. Thế nhưng trong một số trường hợp, khi cơn đau xuất hiện lần đầu với cường độ dữ dội, hoặc cơn đau đi kèm với tình trạng yếu, tê bì nửa người, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Ngoài ra, khi cơn đau đầu thường xuyên xảy ra đột ngột, tần suất của những cơn đau ngày càng gia tăng hoặc tình trạng đau đầu kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cũng nên đi gặp bác sĩ. Khi đó, bạn sẽ được thăm khám và điều trị bằng những giải pháp phù hợp nhất với tình trạng mà bản thân đang gặp phải.
Như vậy, đau đầu là một trong những cảm giác gây “ám ảnh” nhất mà hầu hết mọi người đều phải trải qua trong đời. Với các thông tin nêu trên, hy vọng bạn đã hiểu thêm các loại đau đầu thường gặp, cũng như nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả của triệu chứng này.
Để phòng ngừa đau đầu, bạn đừng quên duy trì chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó, việc nghỉ ngơi đầy đủ, tập luyện thể thao thường xuyên và giữ tinh thần luôn thoải mái cũng là những cách “lành mạnh” giúp bạn tránh được tình trạng bị những cơn đau đầu ghé thăm.