Đau đầu vận mạch là gì? Nguyên nhân và những lưu ý cần biết

Image

Đau đầu vận mạch (migraine) là một bệnh lý tương đối phổ biến, nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc tìm hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và những lưu ý trong chế độ sinh hoạt chính là tiền đề quan trọng giúp nâng cao hiệu quả điều trị cuối cùng. 

Đau đầu vận mạch (migraine) là gì?

Bệnh đau đầu thông thường có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên chứng đau đầu vận mạch (hay còn gọi là đau nửa đầu hay migraine) lại một bệnh lý riêng biệt với những triệu chứng vô cùng đặc trưng.

Các nhà thần kinh học cho rằng đau đầu vận mạch (migraine) hình thành do sự phóng thích serotonin – một chất truyền dẫn thần kinh, từ đó khiến mạch máu não co giãn bất thường. Tình trạng co thắt động mạch trong điều kiện thiếu oxy khiến một số bộ phận của não bị thiếu máu tạm thời và gây ra cơn đau nửa đầu dữ dội.

dau dau van mach

Chính vì cơ chế gây đau phức tạp như vậy mà căn bệnh này rất khó điều trị dứt điểm. Đau nửa đầu diễn ra thường xuyên khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sức khỏe và cuộc sống thường ngày.

Trước khi lựa chọn phương pháp điều trị, chúng ta bắt buộc phải nắm được những kiến thức cơ bản về bệnh đau đầu vận mạch (migraine). Bởi lẽ việc dùng thuốc giảm đau, thuốc điều trị không phù hợp với tình trạng, nguyên nhân thì bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những hệ lụy vô cùng nguy hiểm.

Các triệu chứng thường gặp

Trước khi các triệu chứng đau đầu vận mạch thực sự rõ nét, người bệnh sẽ cảm nhận được một số biểu hiện “tiền triệu” bao gồm rối loạn thính giác, thị giác, rối loạn ngôn ngữ, buồn tiểu nhiều,… Một số trường hợp còn có thể thấy bất thường về cảm giác, đôi khi mất thị lực tạm thời.

Những dấu hiệu trước cơn đau đầu trên sẽ kéo dài từ 15-30 phút, sau đó bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Cơn đau nửa đầu xuất phát từ vùng thái dương và trước trán, có thể lan sang vùng đầu phía trên tai.
  • Đau đầu vận mạch (migraine) xảy ra theo nhịp mạch đập, cảm giác giật thon thót, buốt nhói như búa bổ, kim châm.
  • Tình trạng đau một bên đầu sẽ tăng dần từ nhẹ đến trung bình, sau đó là đau dữ dội, càng vận động mạnh càng đau.
  • Triệu chứng kèm theo bao gồm nhạy cảm với ánh sáng cường độ mạnh, sợ tiếng ồn, đau đầu buồn nôn, hoa mắt và chóng mặt,…

Các triệu chứng của đau đầu vận mạch (migraine) có thể kéo dài hơn 4 tiếng, thậm chí liên tiếp 3 ngày nếu không được can thiệp kịp thời. Căn bệnh này thường tái phát theo chu kỳ vài lần trên năm. Nếu bạn bị đau nửa đầu 2-3 ngày/tuần thì bệnh đã thuộc dạng mạn tính, việc điều trị cũng sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều.

Nguyên nhân gây ra đau đầu vận mạch (migraine)

Nguyên nhân gây đau đầu vận mạch (migraine) hiện nay khá phức tạp. Một số nhà khoa học cho rằng chúng bắt nguồn từ gen cùng một số yếu tố khách quan và chủ quan từ bên ngoài. Cụ thể các yếu tố đó bao gồm:

Tâm lý: Stress, áp lực thường xuyên có thể kích hoạt quá trình sản sinh gốc tự do – một tác nhân khởi phát chứng đau đầu vận mạch (migraine).

Thời tiết: Sự thay đổi áp suất không khí và nhiệt độ đột ngột là một trong những nguyên nhân khiến mạch máu não giãn nở bất thường.

Thể trạng kém: Cơ chế bơm máu và tự điều chỉnh tổn thương ở người có bệnh lý nền và hệ miễn dịch suy yếu thường kém hơn bình thường.

Thói quen ăn uống: Ăn nhiều chocolate, phomai, thực phẩm đóng hộp, uống nhiều bia rượu nước ngọt,… làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

thuc khuya

Thói quen sinh hoạt: Nghiện thuốc lá (hoặc hít khói thuốc bị động), thức khuya, mất ngủ, ngủ quá nhiều, tập thể dục cường độ cao,… cũng góp phần gây đau đầu vận mạch (migraine).

Thay đổi nội tiết tố: Sự tăng giảm hormone nữ trước và trong thời kỳ kinh nguyệt khiến một số chị em phải đối mặt với cơn đau nửa đầu dữ dội.

Đối tượng dễ bị đau đầu vận mạch

Dựa vào những nguyên nhân phía trên, có thể xác định một số đối tượng dễ bị đau đầu vận mạch như sau:

  • Trong gia đình có người thân bị đau đầu vận mạch.
  • Người trẻ tuổi đang trong thời kỳ xây dựng sự nghiệp và gia đình.
  • Người dễ mẫn cảm với thời tiết và sự thay đổi của môi trường.
  • Người có thể trạng yếu, suy nhược.
  • Phụ nữ trong giai đoạn “rụng dâu”.
  • Người có thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học,…

Những lưu ý với người bị đau đầu vận mạch (migraine)

Khi bị bệnh, chúng ta thường cố gắng giải quyết bằng cách tìm đến thuốc đau đầu. Tuy nhiên trong quá trình điều trị bệnh thì việc thay đổi lối sống lành mạnh là một yếu tố vô cùng quan trọng. 

Việc giữ cho tâm lý, thể trạng và sức khỏe luôn ổn định có thể giúp bạn cải thiện triệu chứng và phòng tránh căn bệnh đau đầu vận mạch (migraine) hiệu quả. Theo đó, hãy chú ý một số vấn đề sau:

1. Chế độ ăn uống lành mạnh

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất bảo quản, đồ uống chứa chất kích thích,…
  • Hạn chế những thực phẩm có thể giải phóng serotonin như chocolate, trứng, phomai, sữa,…
  • Tuyệt đối không hút thuốc, tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc. 
  • Ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi và các thực phẩm chứa nhiều vitamin B1, B2, B6, K, sắt, kẽm, magie,…
  • Uống trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà xanh, bạc hà, hoa hồng,… để giảm cung cấp axit amin L-Theanine – một hợp chất giúp giảm căng thẳng và thư giãn tinh thần.
an uong lanh manh

2. Sử dụng thực phẩm bổ sung chứa Ginkgo Biloba

Ginkgo Biloba thực chất là cây bạch quả. Loài cây này không quá phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên chúng lại được trồng rất nhiều ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ,…

Cây Ginkgo Biloba thực chất đã tồn tại hàng triệu năm qua, tuy nhiên những tác dụng của nó mới được phát hiện vài chục năm gần đây. Trong đó, nổi bật nhất là công dụng tăng cường lưu thông máu, giải quyết hiệu quả các vấn đề do đau đầu vận mạch (migraine) gây ra.

Cây bạch quả được đánh giá cao về khả năng làm giảm stress, tăng lưu lượng máu đến não và giúp tinh thần sảng khoái hơn. Để tận dụng được tối đa những lợi ích từ Ginkgo Biloba, người bệnh đau đầu vận mạch (migraine) có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung có chứa chiết xuất từ loại cây này như các loại thuốc bổ não của Mỹ có trên thị trường.

Xem thêm: Top 6 thực phẩm bổ não chứa Ginkgo Biloba được khuyên dùng

3. Tránh làm việc quá sức, căng thẳng

  • Sắp xếp công việc hợp lý để tránh căng thẳng quá độ. Nếu quá stress, hãy hít thở thật sâu và nghe một bản nhạc để cân bằng tâm trạng.
  • Luôn giữ tâm lý thoải mái, lạc quan, tránh lo âu để ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi sau khi làm việc, không thức quá khuya, đảm bảo ngủ từ 8 – 10 tiếng/ngày.
  • Không làm việc quá sức, phân bổ thể lực hợp lý cho các hoạt động thường ngày.

4. Rèn luyện thể thao đúng cách

  • Dành ra trung bình 30 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe bằng cách đi bộ, bơi lội, tập dưỡng sinh, đạp xe, yoga,…
  • Nếu bạn làm công việc chân tay hoặc có thể lực không được tốt thì thời gian để tập luyện mỗi ngày có thể giảm xuống 20 phút/ngày.
  • Đứng lên đi lại 5 phút/giờ nếu bạn làm công việc văn phòng. Nếu quá bận để sắp xếp thời gian tập thể dục thì bạn có thể đi bộ lên công ty thay vì đi thang máy.
  • Ngoài những cách rèn luyện trên thì bạn có thể thực hiện một số bài tập tốt cho sự lưu thông máu não như xoay cổ, nhún vai, đan tay xoay vai, nằm gác chân lên tường,…
chay bo

Trên đây là một số thông tin cơ bản xoay quanh chứng đau đầu vận mạch (migraine). Hy vọng những kiến thức này có thể hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh của bạn sau này. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!