Đau cổ tay là bệnh gì? Làm sao để hết đau cổ tay?

Đau cổ tay là bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Đặc biệt là ở những người thường xuyên làm việc trên máy tính hoặc mang vác nặng. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường nhẹ và không đau nhức nhiều. Nhưng càng về sau, tình trạng đau càng dữ dội hơn, thậm chí người bệnh còn gặp một số biến chứng nguy hiểm. Vậy nên, hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh. 

Nguyên nhân gây đau cổ tay

Đau cổ tay có thể xuất hiện do một số nguyên nhân dưới đây: 

Bong gân: Người bệnh gặp một số chấn thương trong quá trình làm việc hoặc bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài như ngã xe, trật tay dẫn đến bong gân ở cổ tay. 

Đau khớp cổ tay do quá trình làm việc: Nhân viên văn phòng, người lao động tay chân là đối tượng dễ bị đau cổ tay trong quá trình làm việc nhất. 

Viêm bao hoạt dịch: Bệnh xuất hiện do túi hoạt dịch hoạt động mạnh gây tích tụ dịch ứ ở cổ tay. Lâu dần, dịch này không được thoát ra ngoài và gây ra tình trạng sưng, viêm, đau nhức khó chịu. 

Vi khuẩn, virus tấn công: Những vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập thông qua đường máu và vào màng bao quanh khớp cổ tay, kích thích phản ứng viêm và đau nhức. 

Hội chứng ống cổ tay: Bệnh này xuất hiện ở những người trên 40 tuổi. Khi lượng tiết dịch ở cổ tay bị rối loạn và tăng lượng dịch ở dây thần kinh quanh cổ tay khiến người bệnh bị viêm, sưng, đau và tê bì. 

Di truyền: Người thân trong gia đình có tiền sử bị bệnh xương khớp, đặc biệt là đau cổ tay thì thế hệ sau cũng có nguy cơ bị bệnh rất cao. 

Xem thêm: Đau khớp háng: Nguyên nhân do đâu ? Cách điều trị hiệu quả

Đau cổ tay là bệnh gì?

Đau cổ tay ảnh hưởng lớn đến đời sống cũng như sinh hoạt thường ngày. Bệnh có một số triệu chứng thường gặp như cứng khớp cổ tay rồi lan xuống làm đau ngón tay, khó vận động, cầm nắm đồ vật, cổ tay phát ra âm thanh lạo xạo khi cử động, cổ tay mất dần cảm giác và đau nhức dữ dội. 

viem khop co tay

Một số bệnh liên quan đến đau cổ tay thường gặp như: 

Viêm bao gân De Quervain: Bệnh này thường gặp ở người từ 30 – 50 tuổi. Vùng cổ tay bị sưng lên, đau khi vận động mạnh và có thể lan sang các ngón tay nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt, phần bao gân ở cổ tay dày lên, sưng tấy và đau hơn khi tác động vào như ấn, nắn. 

Kén màng hoạt dịch cổ tay: Bệnh xuất hiện một khối tròn tự nhiên ở vùng cổ tay, sưng to lên và thường không có cảm giác đau. Những kén này có thể tự biến mất. Tuy nhiên, muốn điều trị dứt điểm thì cần thăm khám và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Hội chứng đường hầm cổ tay: Hội chứng này gây tê, buốt và đau liên tục, đau mạnh vào ban đêm và khiến người bệnh khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Nguyên nhân là do dây thần kinh giữa chèn ép ở cổ tay gây sưng và đau. 

Thoái hóa khớp cổ tay: Bệnh này sẽ gặp ở người lớn tuổi hoặc những người trẻ tuổi thường xuyên làm việc với máy tính, tác động nhiều đến phần cổ tay. Bệnh này sẽ được điều trị và khuyến khích sử dụng viên uống bổ khớp để làm chậm quá trình thoái hóa khớp, tăng tiết dịch nhờn và kích thích khả năng vận động linh hoạt. 

Viêm khớp mạn tính: Bệnh đau cổ tay còn liên quan đến một số bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, u nang hạch, viêm bao hoạt dịch, gout… Tùy vào tình trạng bệnh để có hướng điều trị phù hợp và giảm nhanh những triệu chứng đau nhức gặp phải. 

Đau cổ tay có nguy hiểm không?

Đau cổ tay có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nhìn chung, tùy vào mức độ bệnh và phương pháp điều trị để quyết định xem bệnh có biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? 

Ở giai đoạn đầu, nếu người bệnh phát hiện sớm và nhận biết đúng dấu hiệu của bệnh sẽ có hướng điều trị kịp thời thì sẽ không bị biến chứng. Ngoài ra, thời gian điều trị bệnh cũng được rút ngắn tối đa. 

Ở giai đoạn sau, bệnh tiến triển nặng có thể gây ra một số biến chứng như đau nhức dữ dội, hạn chế khả năng vận động của cổ tay. Thậm chí, tình trạng viêm, sưng còn lây lan sang các đốt ngón tay và khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Thời gian điều trị lúc này sẽ kéo dài và bệnh tái phát nhiều lần. 

Như vậy, bạn cần nắm được những triệu chứng của bệnh để thăm khám kịp thời và có hướng điều trị hiệu quả nhất. Trường hợp bệnh nặng, ngoài phương pháp điều trị được bác sĩ đề ra, người bệnh nên bổ sung một số loại thực phẩm giàu canxi, rau xanh và trái cây tươi để cung cấp vitamin cho cơ thể và hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. 

Xem thêm: Triệu chứng đau khuỷu tay là bệnh gì ? Cách điều trị

Chẩn đoán triệu chứng đau cổ tay

Bệnh đau khớp cổ tay được chẩn đoán thông qua một số biện pháp như: 

Quét hình ảnh xương khớp bằng cách chụp X – Quang, CT Scan, MRI giúp bác sĩ nhìn rõ hình ảnh của khớp cổ tay. Từ đó, xác định những tổn thương ở cổ tay và có hướng điều trị phù hợp. 

Nội soi khớp qua thiết bị nội soi sẽ được bác sĩ đưa vào bên trong các khớp. Hình ảnh khớp bị tổn thương sẽ được chiếu chính xác lên màn hình giúp bác sĩ tìm hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh. 

Siêu âm đầu dò là phương pháp chẩn đoán bệnh hiện đại nhất và cho kết quả chính xác cao. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu, máu để nắm được tình trạng của bệnh nhân và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp nhất. 

Đau cổ tay sau khi tập gym có nguy hiểm không?

Đau cổ tay sau khi tập gym không quá nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ. Bệnh có thể do một số nguyên nhân như giãn dây chằng, tập luyện quá mức. Tình trạng này sẽ không kéo dài lâu và phục hồi nhanh chóng nếu nghỉ ngơi, điều trị kịp thời. 

dau co tay khi tap gym

Tuy nhiên nếu nguyên nhân gây ra đau cổ tay sau tập gym liên quan đến vỡ, nứt xương, bong gân, chấn thương mạnh vùng cổ tay và đi kèm với một số triệu chứng như xương, khớp cổ tay bị biến dạng, khả năng vận động bị ảnh hưởng, vùng cổ tay bị sưng to, đổi màu da… thì bạn nên đi thăm khám để chẩn đoán tình trạng hiệu quả nhất. 

Nếu tình trạng này để quá lâu, không thăm khám và điều trị có thể dẫn đến dị tật cổ tay, các khớp bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động của cổ tay. 

Cách chữa đau cổ tay hiệu quả

Bệnh đau cổ tay sẽ được điều trị nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao nhờ thực hiện một số biện pháp như: 

Dùng thuốc giảm đau: Trong trường hợp đau cổ tay nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho người bệnh sử dụng. Muốn sử dụng thuốc lâu dài, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng với liều lượng phù hợp. 

Dùng nẹp: Nếu bệnh nhân bị trật khớp cổ tay, bong gân… bác sĩ sẽ tiến hành dùng nẹp để cố định khớp ở phần cổ tay và sử dụng thêm một số loại thuốc giảm đau ibuprofen hoặc acetaminophen để giúp giảm nhanh các cơn đau và giảm triệu chứng sưng viêm khó chịu. 

Phẫu thuật: Biện pháp này được sử dụng trong trường hợp khớp cổ tay bị biến dạng, đau nhức dữ dội và khiến người bệnh mệt mỏi. Phẫu thuật có thể giúp sửa chữa hoặc thay thế các khớp bị tổn thương nặng. 

Ngoài ra, người bệnh có thể điều trị bệnh đau cổ tay bằng các biện pháp tại nhà như chườm nóng, chườm lạnh. 

Đặc biệt, nên bổ sung thuốc bổ khớp chứa thành phần glucosamine sulfate 1500mg. Viên uống này có tác dụng bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp, kích thích khả năng vận động linh hoạt, giảm nhanh các triệu chứng cứng khớp, tê bì cổ tay thường gặp. Ngoài ra, viên uống còn hỗ trợ giảm đau nhanh, hỗ trợ điều trị bệnh và tránh những biến chứng không mong muốn. Tuy nhiên viên uống glucosamine là thực phẩm bổ sung, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Xem thêm: Review 5 sản phẩm glucosamine Úc – Uống loại nào thì tốt?

Như vậy, bạn đã hiểu được bệnh đau cổ tay và những biến chứng có thể gặp phải. Hãy nhận biết những dấu hiệu sớm của bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời nhất nhé.