Làn da là bộ phận quan trọng chiếm đến 16% trọng lượng cơ thể, đóng vai trò như một rào chắn để bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại từ môi trường. Những vấn đề về da bên ngoài có thể là dấu hiệu cảnh báo cho bạn về những vấn đề bên trong cơ thể. Do đó, bạn cần tìm hiểu về cấu tạo da để biết bảo vệ và chăm sóc sức khỏe đúng cách và kịp thời.
Tìm hiểu về cấu tạo da
Tổng diện tích bề mặt da của một người trưởng thành là từ 1,6-2m2. Do đó, da là cơ quan chiếm diện tích nhiều nhất và trọng lượng lớn nhất trên cơ thể. Da được cấu tạo gồm có 3 lớp chính là biểu bì, trung bì và hạ bì, mỗi lớp đều có những vai trò và cấu thành từ nhiều lớp nhỏ khác nhau.

Biểu bì (hay còn gọi là thượng bì)
Biểu bì là lớp ngoài cùng của da, thường có độ dày khoảng 0,5-1mm. Lớp biểu bì không chứa các mạch máu, do đó nguồn dinh dưỡng chủ yếu để duy trì các tế bào biểu bì da chủ yếu là nhận được từ lớp trung bì. Phần da mỏng nhất trên cơ thể là ở xung quanh mắt và vùng dày nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân.
Trong lớp biểu bì người ta nhận thấy da còn chia thành 5 lớp khác nhau: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp bóng và lớp sừng. Các tế bào trong biểu bì đều bắt nguồn từ lớp đáy, dịch chuyển dần dần lên bề mặt của da (lớp sừng). Tại đây, các tế bào da sẽ trải qua quá trình sừng hóa và bong tróc ra khỏi bề mặt, sau đó được thay thế bởi những tế bào mới. Vì vậy, da được chia thành nhiều loại da với nhiều tính chất, đặc điểm khác nhau.
Ngoài ra, tế bào nhiều nhất ở biểu bì là melanocytes – đây là tế bào góp phần vào quá trình sản xuất ra sắc tố melanin. Vì vậy, da thường có hiện tượng không đều màu, nếu tế bào này quá nhiều sẽ đẩy nhanh quá trình tổng hợp melanin tạo ra vết thâm nám và tàn nhang.
Trung bì (hay lớp mô mạch liên kết)
Lớp trung bì là lớp thứ 2 trong cấu tạo da nằm giữa biểu bì và hạ bì. Tùy thuộc vào khối lượng cơ thể và vùng da lớp trung bì có thể dày từ 0,5 đến vài milimet. Chứa hàm lượng collagen và elastin cao, trung bì có chức năng giúp duy trì tính đàn hồi và sự tươi trẻ cho da.
Trái với biểu bì da, lớp trung bì là nơi tập trung nhiều dây thần kinh, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi và mạch máu. Một số vùng da có nhiều dây thần kinh hơn cả là đầu ngón tay và ngón chân. Do đó, những bộ phận này rất nhạy cảm khi bị chạm vào.
Hạ bì (hay lớp mỡ dưới da)
Hạ bì còn được gọi là lớp mỡ nằm dưới cấu tạo da. Đây là bộ phận chứa nhiều mô liên kết và các phân tử chất béo, được xem như một lớp đệm tự nhiên, giúp bảo vệ da trước sự thay đổi của nhiệt độ và các chấn thương cơ học tác động từ bên ngoài.
Trong cấu tạo da, lớp hạ bì có độ dày đa dạng hơn so với trung bì và biểu bì. Ở những vùng da như mí mắt, hạ bì thường có độ dày khoảng vài milimet. Trong khi đó ở vùng mông và ngực, lớp mỡ này có thể dày đến vài centimet.
Chức năng của da là gì?
Cấu tạo da gồm 3 lớp đặc biệt, da được xem như một lá chắn bảo vệ cơ thể trước những tác nhân từ bên ngoài. Một làn da khỏe sẽ đảm bảo thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:
- Lớp sừng ở biểu bì có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus và các sinh vật lạ khác vào cơ thể.
- Bảo vệ các cơ quan bên trong, các nhóm cơ, hệ thần kinh và mạch máu, chống lại những chấn thương thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
- Những loại protein quan trọng trong lớp trung bì có tác dụng đẩy nhanh quá trình hồi phục da, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Tiếp nhận cảm giác và phản ứng của da trước những thay đổi từ môi trường, nhờ đó chúng ta sẽ ý thức được độ nóng, lạnh, áp lực,… từ bên ngoài.
- Loại bỏ các chất thải và độc tố trên cơ thể thông qua quá trình đào thải độc tố qua tuyến mồ hôi và lỗ chân lông.
- Tạo nên vẻ đẹp và ngoại hình cho mỗi người.
- Phản ánh nhanh chóng những vấn đề bên trong cơ thể.
Xem thêm: Cách phân biệt các loại da cơ bản mà bạn nên biết
Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới da
Ngoài cấu tạo da, bạn cũng cần quan tâm đến những yếu tố có thể gây ảnh hưởng xấu đến làn da của mình. Ít ai biết rằng những thói quen đơn giản và nhỏ nhặt nhất cũng có thể dẫn đến những hậu quả không ngờ cho da.

- Giấc ngủ: Thói quen thức khuya thường xuyên hay ngủ không đủ giấc gây ảnh hưởng rất lớn đến làn da của bạn. Cơ thể sẽ rất dễ xuất hiện những phản ứng quá mức dẫn đến nổi mụn nhọt và làm xỉn màu da,…
- Đồ ngọt: Nếu đang gặp phiền toái với những nốt mụn trứng cá và các triệu chứng của bệnh Rosacea, tốt nhất bạn nên hạn chế tối đa việc dùng đường trong bữa ăn hàng ngày. Không chỉ gây kích ứng viêm, các phân tử đường còn tác động xấu đến quá trình tái tạo collagen khiến làn da của bạn sớm xuất hiện nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa.
- Căng thẳng, stress: Khi bị stress, cơ thể bạn sẽ tự động tăng sinh Cortisol – đây là một loại hormone có khả năng chống lại stress. Tuy nhiên, nó cũng làm ảnh hưởng đến khả năng tự bảo vệ của, khiến da dễ bị nổi mụn và ngày càng xuống sắc.
- Yếu tố môi trường: Các tác nhân từ môi trường là yếu tố tác động mạnh nhất đến với làn da của bạn. Khói, bụi, ánh nắng, nhiệt độ,… là tác nhân gây ra những vấn đề như khô da, nám, tàn nhang,…
- Nội tiết tố: Nội tiết tố là quyết định tình trạng da của bạn. Khi nội tiết tố thay đổi sẽ kéo theo sự hoạt động của tuyến nhờn gây ra nhiều vấn đề về da khác nhau.
- Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng cũng là nguyên nhân gây ra những vấn đề về da như: dị ứng, mỏng da, tổn thương da.
Những vấn đề về da thường gặp phải
Dưới những tác động từ môi trường và sự thay đổi bên trong cơ thể, làn da của bạn có thể đối mặt với rất nhiều vấn đề. Khi đã nắm được cấu tạo cơ bản của làn da, những vấn đề bất thường trên da cũng là điều khiến nhiều chị em quan tâm.
Mụn trứng cá: Tình trạng này thường xảy ra ở lứa tuổi dậy thì khi cơ thể có sự rối loạn nội tiết tố. Làn da của bạn sẽ nhanh chóng xuất hiện các nốt mụn bọc, mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn viêm,…
Xem thêm: Các bước chăm sóc da mụn, thâm an toàn và hiệu quả
Nám, tàn nhang: Nguyên nhân gây nám, tàn nhang là do sự gia tăng sắc tố melanin trên một số vùng da nhất định. Hiện tượng này thường kéo dài và rất khó để điều trị một cách triệt để.
Xem thêm: Top 10 loại mặt nạ dưỡng trắng phù hợp với từng loại da

Da khô hoặc nhiều dầu: Dù tương đối giống nhau về cấu tạo da, hai loại da khô và da dầu vẫn có những đặc tính khác biệt, yêu cầu các bước chăm sóc da khác nhau. Da khô thường trong tình trạng dễ bong tróc và khô căng, cần được cấp ẩm. Trong khi đó, da dầu lại luôn tiết quá nhiều dầu nhờn, ở trong tình trạng thừa ẩm thiếu nước.
Xem thêm: Bí quyết tuyệt vời để chăm sóc da dầu an toàn và hiệu quả
Vết chân chim: Tình trạng này xảy ra do sự đứt gãy các sợi collagen và elastin trong cấu tạo da. Những vết chân chim thường xuất hiện khi các chị em đã bước qua tuổi 30 và ngày càng tăng dần theo thời gian.
Trên đây là những điều cần biết về làn da của bạn. Trong cấu tạo da, mỗi lớp đều có những chức năng và đặc điểm khác nhau. Da là bộ phận quan trọng chiếm một phần lớn diện tính trên cơ thể. Do đó, nếu muốn chăm sóc da và bảo vệ cơ thể một cách tốt nhất, bạn hãy luôn chủ động tìm hiểu những kiến thức cần thiết ngay từ sớm!