Bao nhiêu tuổi sẽ hết cao ở nam và nữ?

Trong xã hội ngày nay, chiều cao là một trong những yếu tố quan trọng được rất nhiều người quan tâm. Sở hữu một chiều cao tốt là điều kiện thuận lợi giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm công việc và cả tình cảm. Vì thế, vấn đề làm thế nào để tăng chiều cao đang là chủ đề “nóng” hiện nay.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, không giống như cân nặng có thể kiểm soát, chiều cao sẽ chỉ phát triển mạnh mẽ ở một số giai đoạn nhất định. Vậy bao nhiêu tuổi sẽ hết cao ở nam và nữ? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Bao nhiêu tuổi sẽ ngừng phát triển chiều cao ở nam và nữ?

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, chiều cao trung bình ở nữ giới Việt Nam là 153.4cm, ở nam là 163.6cm. Có thể thấy chiều cao của hai giới có sự khác nhau và độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ở nam và nữ cũng có những điểm khác biệt.

Độ tuổi phát triển chiều cao của nam

Giai đoạn dậy thì là giai đoạn phát triển chiều cao mạnh mẽ ở nam giới. Tốc độ tăng chiều cao đỉnh điểm của nam sẽ rơi vào khoảng 12-18 tuổi.

Đặc biệt trong giai đoạn này, nếu được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý, chiều cao của nam giới có thể tăng thêm 10cm/năm (với tuổi 12), tối đa 15cm/năm (với tuổi 14).

Tốc độ tăng trưởng chiều cao ở nam sẽ chậm lại sau tuổi 18.

Độ tuổi phát triển chiều cao của nữ

Cũng như nam giới, chiều cao của nữ sẽ có sự thay đổi rõ rệt nhất trong giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ở nữ có sự khác biệt so với nam. Thời gian phát triển chiều cao mạnh mẽ nhất ở nữ giới là khoảng từ 10-16 tuổi.

Độ tuổi phát triển chiều cao ở nam và nữ như đã nói ở trên cũng chính là giai đoạn dậy thì. Sau khoảng thời gian này, chiều cao vẫn có thể tăng thêm nhưng chậm hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy quá trình tăng chiều cao chính thức ngừng lại ở tuổi 20.

Sau 20 tuổi còn cao lên được không?

Đây là một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Tuy nhiên sau 20 tuổi còn cao lên được không, điều này không ai dám chắc chắn. Bởi vì chiều cao của mỗi người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như gen di truyền, cơ địa, chế độ ăn uống, tập luyện, chất lượng giấc ngủ,…

nhay-day-tang-chieu-cao

Cơ thể bạn có cao lên được hay không là phụ thuộc vào hormone tăng trưởng chiều cao. Theo các nhà khoa học, khi bạn qua tuổi 20, nếu cơ thể vẫn sản sinh được hormone tăng trưởng chiều cao thì chiều cao của bạn hoàn toàn có thể cải thiện được. Cơ địa mỗi người cũng như sự ổn định hormone ở mỗi người là khác nhau cho nên độ tuổi ngừng phát triển chiều cao cũng không ai giống ai.

Có những người đã ngừng phát triển chiều cao mặc dù vẫn đang trong giai đoạn dậy thì. Cá biệt lại có những trường hợp hormone tăng trưởng vẫn hoạt động và vẫn có thể tăng chiều cao ngay cả khi đã 22 tuổi.

Xem thêm: GH Creation – Thuốc tăng chiều cao cho người trưởng thành.

Tuổi dậy thì – Tăng chiều cao nhanh nhất

Bạn có biết trong cuộc đời mỗi con người có 4 giai đoạn phát triển chiều cao mạnh mẽ nhất đó chính là: bào thai, 0-3 tuổi, 3-13 tuổi và độ tuổi dậy thì. Trong đó tuổi dậy thì là độ tuổi phát triển chiều cao nhanh và rõ rệt nhất ở cả nam và nữ.

Sau độ tuổi này, dù có bổ sung các loại thực phẩm tăng chiều cao, chế độ ăn uống hay tập luyện, chiều cao cũng thường chỉ “dậm chân tại chỗ”. Lý giải cho điều này là vì ở các đầu xương như khuỷu tay, đầu gối có các phần sụn tăng trưởng. Sụn này sẽ không ngừng sản sinh để bồi đắp vào các đầu xương, giúp xương dài ra, làm gia tăng chiều cao. Tuy nhiên đến một thời điểm nhất định, phần sụn tăng trưởng sẽ khoáng hóa hoàn toàn, cứng dần và bám chắc vào các đầu xương, báo hiệu chiều cao ngừng phát triển.

Vì thế, ở độ tuổi dậy thì cần tập trung phát triển chiều cao ở mức tối ưu. Một số yếu tố cần đặc biệt chú ý để đảm bảo chiều cao phát triển tốt như:

Dinh dưỡng

Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng chính là chìa khóa giúp chiều cao tăng trưởng ở độ tuổi dậy thì tăng trưởng một cách tối đa. Những chất thiết yếu trong thực đơn cải thiện chiều cao gồm có:

  • Canxi: Là thành phần thiết yếu cấu tạo nên xương và duy trì độ chắc khỏe ở xương. Bổ sung canxi đầy đủ giúp trẻ ở độ tuổi dậy thì thúc đẩy sự tăng trưởng của xương, từ đó chiều cao cũng được tăng lên. Canxi có nhiều trong các loại hải sản, rau có màu xanh, các sản phẩm chế biến từ sữa,…
  • Vitamin D: Là vi chất giúp tăng khả năng hấp thụ canxi, photpho giúp xương chắc khỏe. Không chỉ giúp tăng trưởng chiều cao, vitamin D là khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, sức khỏe nói chung. Ngũ cốc, cá, các loại nấm, trứng, bơ,… là những thực phẩm giàu vitamin D bạn nên bổ sung.
  • Kẽm: Việc thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến sự phát triển chiều cao kém ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bổ sung kẽm qua các loại thực phẩm như bí, hạt bí, các loại đậu, cua, thịt cừu,…
  • Protein: Là chất không thể thiếu cho sự phát triển toàn diện của cơ thể, đặc biệt là chiều cao. Các loại thực phẩm giàu protein như trứng, thịt gà, các chế phẩm từ sữa.

Vận động

Tập luyện thể thao thường xuyên là một trong những phương pháp giúp trẻ tăng cường chiều cao hiệu quả. Không chỉ đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của hormone tăng trưởng, thường xuyên vận động còn giúp xương phát triển dẻo dai, khỏe mạnh hơn và mang lại một vóc dáng cân đối, gọn gàng.

tap-luyen-the-thao

Các bài tập tăng chiều cao được khuyên nên tập luyện trong độ tuổi dậy thì có thể kể đến như nhảy dây, bơi lội, đu xà ngang, đạp xe,… Tuy nhiên, trẻ không cần thiết phải tập duy nhất các bộ môn này. Theo nghiên cứu, mỗi ngày chỉ cần vận động thể chất khoảng 30 phút đã có sự tác động tích cực cho sự phát triển của cơ thể nói chung và chiều cao nói riêng.

Giấc ngủ

Ngủ đủ giấc, đúng giờ đóng góp rất nhiều cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Người bình thường trung bình cần ngủ từ 8-9 tiếng. Tuy nhiên, đối với trẻ em vị thành niên và đang dậy thì thì được khuyến cáo cần ngủ đủ từ 9-11 tiếng mỗi ngày để cơ thể phát triển tốt nhất.

Có nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng, khi chúng ta ngủ cơ thể sẽ tiết ra lượng hormone tăng trưởng (HGH) – một loại hormone quan trọng để trẻ phát triển chiều cao, lượng hormone này sản sinh ra khi ngủ cao gấp 4 lần lúc thức. HGH thường đạt đỉnh từ 22 giờ cho tới 1 giờ sáng. Vì vậy, nên đi ngủ trước 22h, tốt nhất là 21h để đảm bảo trẻ đủ sức khỏe, tiết ra lượng hormone cần thiết giúp tăng trưởng chiều cao.

Ngoài thời gian ngủ thì chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng. Giấc ngủ bị gián đoạn sẽ không mang lợi ích nhiều như khi trẻ có những giấc ngủ sâu và say.

Tránh sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chiều cao của trẻ và thanh thiếu niên. Vì vậy, nếu muốn sở hữu chiều cao lý tưởng, hãy nói không với các chất kích thích.

Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê… đều chứa chất ức chế quá trình tăng trưởng, cản trở xương hấp thụ canxi gây ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chiều cao của cơ thể.

Ngoài ra, việc dùng nước uống có gas cũng tác động không tốt đến cấu trúc của xương, kìm hãm tăng trưởng chiều cao. Để có chiều cao lý tưởng, bạn hãy tránh xa các loại đồ uống có gas.

Trên đây là những thông tin khái quát về độ tuổi phát triển chiều cao ở nam và nữ. Mong rằng bài viết hữu ích với bạn, xin chào và hẹn gặp lại ở những bài chia sẻ sau!